Loạn thị bẩm sinh là một vấn đề về thị lực phổ biến mà nhiều người đối mặt ngay từ khi mới chào đời. Điều này thường khiến các bậc cha mẹ lo lắng và tự hỏi liệu Loạn thị bẩm sinh có chữa được không? Trong bài viết này, hãy cùng Mắt Kính Hàng Hiệu tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhé!
Loạn thị bẩm sinh là gì?
Loạn thị bẩm sinh là một vấn đề thị lực chuyên biệt mà trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ gặp phải ngay từ khi mới ra đời. Biểu hiện của loạn thị nằm ở việc mắt của trẻ phát triển không bình thường và không thể nhìn rõ các đối tượng xung quanh.
Như chúng ta cũng biết, mắt có hình dạng giống một quả bóng tròn trịa. Khi ánh sáng chạy qua mắt và lan tỏa đều nhau trong nhiều hướng, giúp mắt nhìn rõ các vật thể.
Trong trường hợp loạn thị bẩm sinh, giác mạc không hoàn toàn tròn trịa mà thường có dạng cong, dẫn đến việc ánh sáng hội tụ vào nhiều điểm khác nhau trên mắt thay vì một điểm như bình thường, dẫn đến hình ảnh mờ nhòe.
Mức độ của loạn thị tùy thuộc vào độ cong của giác mạc hoặc thủy tinh thể. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì sẽ dùng diop để đo lường mức độ loạn thị. Cụ thể như sau:
- Loạn thị nhẹ: Dưới 0.6 diop.
- Loạn thị trung bình: Từ 0.6 đến 2 diop.
- Loạn thị nặng: Từ 2 đến 4 diop.
- Loạn thị cực độ: Trên 4 diop.
Mức độ loạn thị có thể tăng lên nhanh chóng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra các vấn đề thị lực nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của trẻ.
Nguyên nhân loạn thị bẩm sinh
Loạn thị bẩm sinh là một tình trạng thị giác mà trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ mắc phải ngay từ khi mới ra đời. Nguyên nhân khiến trẻ bị loạn thị ngay từ khi mới sinh ra có thể bao gồm:
- Yếu tố di truyền từ các thành viên trong gia đình có tiền sử về loạn thị, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
- Yếu tố thai kỳ chẳng hạn như viêm nhiễm hoặc tác động môi trường có thể tác động tiêu cực lên sự phát triển của mắt thai nhi, gây ra loạn thị.
- Yếu tố môi trường như khi tiếp xúc với hóa chất có hại, thuốc lá, hoặc nhiễm trùng trong giai đoạn thai kỳ cũng là các yếu tố có thể gây ra loạn thị ở thai nhi.
Nếu bạn nắm chắc được những nguyên nhân tiềm ẩn của loạn thị cũng có thể giúp bạn đưa ra các biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời cho trẻ, đảm bảo rằng trẻ có cơ hội phát triển thị lực một cách tốt nhất.
Loạn thị bẩm sinh nguy hiểm như thế nào?
Mức độ nguy hiểm của tật khúc xạ này có thể thay đổi tùy theo độ loạn thị và thời điểm chẩn đoán. Theo các chuyên gia, loạn thị chia thành các mức độ nguy hiểm như sau:
- Loạn thị dưới 1 diop
Dưới 1 diop là mức độ nhẹ nhất của loạn thị, không gây ảnh hưởng đáng kể, không gây ra nhiều vấn đề cho chức năng thị giác của mắt.
- Loạn thị từ 1D trở lên:
Khi độ loạn thị bẩm sinh tăng lên từ 1 diop trở lên, trẻ có triệu chứng khó chịu như đau đầu hoặc mắt nhòe khi nhìn. Gây khó khăn trong việc quan sát các vật thể xung quanh và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
- Loạn thị trên 2D hoặc loạn thị 1 bên mắt
Loạn thị ở mức độ này, đặc biệt khi chỉ sảy ra ở một bên mắt cũng có thể làm mắt trẻ không thể nhìn rõ kể cả khi đã đeo kính. Mắt trẻ sẽ khó nhận biết các vật thể xung quanh một cách rõ ràng và có nguy cơ nhược thị, tiến triển nặng.
Tóm lại, ở 2 giai đoạn đầu thì trẻ vẫn chỉ có những biểu hiện như cận thị bình thường, nhìn vật thể hơi mờ. Nhưng nếu để lên giai đoạn thứ 3 thì thường là nhìn vật rất khó, phải dùng đến trợ lực là chiếc kính loạn. Mức độ nặng nhất thì có thể dẫn đến mù lòa.
Dấu hiệu nhận biết bé bị loạn thị bẩm sinh
Dấu hiệu nhận biết bệnh này ở trẻ nhỏ khá khó, nhưng theo các bác sĩ thì các dấu hiệu sau có thể giúp bạn nhận ra vấn đề và tìm đến bác sĩ để đảm bảo an toàn thị lực của bé:
- Trẻ bị loạn thị bẩm sinh sẽ nhìn mờ và nhòe cả xa lẫn gần, hình ảnh mà bé nhìn thấy có thể trở nên mờ mịt và méo mó.
- Trẻ bị nhức đầu và mỏi mắt, đặc biệt nhức ở vùng trán và thái dương (vùng trên đầu và mắt).
- Nheo mắt và chảy nước mắt khi nhìn vào ánh sáng, mắt trẻ có thể bị kích thích dẫn đến chảy nước mắt.
- Mắt thấy nhiều hình ảnh loạn xạ khi trẻ nhìn vào một vật thể, có thể xuất hiện hai hoặc ba hình ảnh mờ, đây là một tín hiệu cho thấy thị lực bị ảnh hưởng.
Các dấu hiệu này diễn biến khá chậm, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ. Bạn có thể khắc phục bằng cách đưa trẻ đi khám mắt định kỳ để đảm bảo thị lực cho trẻ.
Vậy loạn thị bẩm sinh có chữa được không?
Nếu bạn đang tự đặt câu hỏi: Loạn thị bẩm sinh có thể điều trị hay không? thì câu trả lời là có. Theo thống kê, rất nhiều các trường hợp đã được chữa khỏi. Phương pháp điều trị thường phụ thuộc vào mức độ loạn thị và độ tuổi của người bệnh.
Chữa loạn thị cho trẻ em dưới 18 tuổi
Đối với trẻ bị loạn thị ở mức độ nhẹ thì không gây ảnh hưởng đáng kể đến thị lực. Vậy nên, bác sĩ có thể quyết định rằng trẻ không cần phải điều trị, chỉ cần theo dõi và chú ý chăm sóc cho mắt luôn khỏe.
Loạn thị bẩm sinh ở mức độ trung bình thì trẻ sẽ cần phải dùng thiết bị bổ trợ, đó là đeo kính gọng hoặc kính áp tròng cứng. Việc đeo kính sẽ giúp hình dạng của đôi mắt trở nên cân bằng và hình ảnh trở nên rõ ràng hơn.
Còn đối với trường hợp loạn thị nặng, độ chênh lệch giữa hai mắt vượt quá 5 dioptre thì phẫu thuật là biện pháp nhanh nhất để giúp sáng mắt. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phẫu thuật đôi khi không thích hợp cho trẻ nhỏ vì có nhiều rủi ro, do đôi mắt của trẻ chưa phát triển hoàn toàn và độ loạn thị còn biến đổi.
Chữa loạn thị cho người lớn
Hiện nay, phẫu thuật khúc xạ là biện pháp đã khá phổ biến đối với những người bị loạn thị bẩm sinh và đủ 18 tuổi. Các bác sĩ có thể đưa ra các lựa chọn phẫu thuật khúc xạ như PRK, Lasek hoặc Lasik tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân.
Các phương pháp này thường được coi là hiệu quả và có tỷ lệ hồi phục cao. Phẫu thuật này giúp điều trị loạn thị và không gây ra tình trạng loạn thị tái phát.
3 Cách cải thiện tình trạng loạn thị bẩm sinh
Loạn thị là một vấn đề phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi. Tuy không thể loại bỏ hoàn toàn tình trạng này, nhưng có một số cách để cải thiện thị lực và chất lượng cuộc sống của trẻ.
1. Đeo kính phù hợp
Có hai loại kính phổ biến hiện nay có thể giúp cải thiện tình trạng loạn thị: kính gọng và kính áp tròng Ortho-K.
- Đeo kính gọng được xem là một phương pháp không can thiệp vào mắt, giúp điều chỉnh thị lực. Tuy nhiên, xét về quang học, giữa mắt và kính có khoảng cách khiến góc nhìn bị giới hạn, và chúng thuận tiện chỉ khi nhìn thẳng.
- Kính áp tròng Ortho-K giống như một khuôn định hình, giúp tạo ra một bề mặt giác mạc mới và tái tạo cong đều, bù trừ độ sai lệch của mắt. Kính áp tròng Ortho-K được đeo vào lúc đi ngủ và tháo ra khi thức dậy. Sau khi tháo kính áp tròng, người bệnh có thể lấy lại thị lực tốt như bình thường trong suốt 24 giờ.
Đeo kính là một phương pháp hỗ trợ khúc xạ rất hiệu quả lúc đeo nhưng không thể chữa hết loạn thị. Sau khi bỏ kính, tình trạng loạn thị vẫn tồn tại.
2. Sinh hoạt hàng ngày khoa học
Một phần quan trọng trong việc cải thiện thị lực của trẻ mắc loạn thị bẩm sinh là duy trì một lối sống khoa học. Chúng ta cần bảo vệ mắt từ những việc nhỏ nhất như:
- Vệ sinh mắt hàng ngày bằng thuốc nhỏ mắt
- Đọc sách đúng cách
- Tiếp xúc với các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại đúng cách và không nên tiếp xúc quá nhiều
- Cho mắt luyện tập nhìn thư giãn bằng cách ngắm nhìn thiên nhiên, hãy để mắt ở trạng thái thư giãn, không căng mắt.
3. Kiểm tra thị lực định kỳ
Kiểm tra thị lực định kỳ là một phần quan trọng trong việc quản lý loạn thị bẩm sinh ở trẻ em. Điều này giúp xác định sự thay đổi trong thị lực của trẻ và điều chỉnh liệu trình điều trị theo cách phù hợp. Nên đảm bảo rằng trẻ thường xuyên được kiểm tra thị lực bởi bác sĩ chuyên khoa mắt để đảm bảo rằng họ đang nhận được sự chăm sóc tốt nhất.
Hy vọng rằng thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách cải thiện tình trạng loạn thị bẩm sinh và tìm ra giải pháp phù hợp cho mắt của bạn hoặc của con bạn. Nếu bạn quan tâm đến thông tin về các vấn đề liên quan đến mắt thì hãy tìm hiểu thêm trên trang web của Mắt Kính Hàng Hiệu nhé!
Mắt Kính Hàng Hiệu
Địa chỉ: 335/1A Điện Biên Phủ, P.4, Q.3, Tp.HCM
Điện thoại: 0933 51 5559
Trang web: https://matkinhhanghieu.com11:06
20:26 26/10/2023