Cận thị gia tăng nhanh do thói quen sử dụng máy tính, ngồi sai tư thế và do di truyền. Dự kiến đến năm 2050, 9,8% dân số thế giới (khoảng 4 tỷ người) có thể mắc cận thị. Cận thị nặng dẫn đến mất thị lực ở hơn 1 tỷ người. Trong tương lai, mất thị lực do cận thị dự kiến tăng 4 lần và có thể trở thành nguyên nhân hàng đầu gây khiếm thị toàn cầu.
Ở Việt Nam, tỷ lệ tật khúc xạ dao động từ 15-40%, khoảng 14-36 triệu người. Trong đó, trẻ em từ 6-15 tuổi có tỷ lệ mắc tật khúc xạ từ 20-40% ở thành thị và 10-15% ở nông thôn. Vậy nguyên nhân cận thị là gì? Biểu hiện của mắt cận thị là như thế nào? Cách khắc phục tật cận thị và phòng ngừa ra sao? Hãy cùng Mắt Kính Hàng Hiệu khám phá qua bài viết bên dưới nhé.
Cận thị là gì?
Cận thị (myopia) là một tình trạng phổ biến khiến người bệnh không nhìn rõ các vật ở xa, nhưng lại có thể nhìn rõ các vật ở gần.
Thường xuất hiện nhiều ở độ tuổi đi học và thanh thiếu niên, đặc biệt là từ 8-12 tuổi. Sự phát triển nhanh chóng của cơ thể trong giai đoạn thiếu niên có thể làm tình trạng cận thị trở nên nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, sau tuổi 20, độ cận thị thường ít thay đổi. Chẩn đoán cận thị bằng cách khám mắt cơ bản và được điều trị bằng kính cận thị, kính áp tròng hoặc phẫu thuật khúc xạ.
Nguyên nhân cận thị là gì?
Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra cận thị bao gồm:
- Di truyền: Trẻ em có bố mẹ mắc cận thị có nguy cơ bị cận thị cao. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp ba mẹ không cận nhưng con vẫn bị cận bình thường.
- Không có nhiều thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời có thể tăng nguy cơ cận thị.
- Đọc sách, xem tivi, điện thoại ở khoảng cách quá gần lâu dài dẫn đến cận thị.
- Trẻ em sử dụng máy tính hoặc thiết bị điện tử trong thời gian dài có nguy cơ cao mắc cận thị.
Dấu hiệu và triệu chứng của mắt bị cận thị?
Dấu hiệu và triệu chứng cận thị bao gồm:
- Nhìn xa rất mờ, không thể thấy được những vật ở xa.
- Nheo mắt để tập trung.
- Mắt mỏi và khô.
- Nhức đầu.
- Chớp mắt thường xuyên.
- Trẻ em gặp khó khăn khi nhìn xa, nheo mắt, chớp mắt liên tục và ngồi gần sát TV.
- Người lớn gặp khó khăn khi đọc biển báo trên đường và có thể bị mờ mắt vào ban đêm (cận thị ban đêm).
Phân loại các dạng cận thị?
Cận thị có 5 loại:
- Cận thị đơn thuần: Độ cận dưới 6 diop, thường do chế độ làm việc không khoa học hoặc do di truyền.
- Cận thị thứ phát: Gây ra bởi xơ hóa thủy tinh thể, tác dụng phụ của thuốc hoặc tiểu đường.
- Cận thị ban đêm: Mắt nhìn kém dưới ánh sáng yếu, đặc biệt vào ban đêm.
- Cận thị giả: Khả năng điều tiết mắt bị suy giảm tạm thời, nhưng có thể phục hồi sau khi nghỉ ngơi.
- Cận thị thoái hóa: Độ cận trên 6 diop, kèm theo thoái hóa võng mạc, có thể gây hại nếu không điều trị kịp thời.
Những biến chứng của mắt cận nếu không điều trị kịp thời
Cận thị có thể gây ra nhiều biến chứng như:
- Giảm chất lượng cuộc sống
- Mỏi mắt và đau đầu kinh niên
- Nguy hiểm khi tham gia giao thông
- Nguy cơ tách mô lót phía sau mắt, gây mù lòa, đặc biệt ở những người bị cận thị nặng.
- Gây tổn thương thần kinh thị giác, tăng nhãn áp, thường xảy ra ở người trên 60 tuổi.
- Đục thủy tinh thể, nhìn mọi thứ bị mờ và ít màu sắc.
Cách khắc phục tật cận thị
Đeo kính có gọng
Cách đơn giản và an toàn để cải thiện thị lực do cận thị là đeo kính cận. Tròng kính được điều chỉnh để điều trị cả cận thị, loạn thị và viễn thị.
Khi chọn tròng kính cận, bạn nên chọn tròng kính có độ chiết suất cao để làm cho chúng mỏng và nhẹ hơn, cũng như có lớp chống lóa. Đồng thời, chọn tròng kính có khả năng tự đổi sang màu sẫm để bảo vệ mắt khỏi tia UV và ánh sáng xanh.
Đeo kính áp tròng
Kính áp tròng là đĩa nhựa đặt trên giác mạc để điều chỉnh tật khúc xạ. Được làm từ nhiều loại vật liệu và cần bảo quản kỹ lưỡng. Bác sĩ sẽ giới thiệu kính áp tròng phù hợp dựa trên tình trạng mắt và lối sống của người bị cận
Phẫu thuật khúc xạ
Phẫu thuật mắt cận bằng cách sử dụng tia laser để định hình lại giác mạc. Tuy nhiên phẫu thuật không áp dụng cho tất cả người cận thị. Nên xem xét chỉ thực hiện khi tình trạng cận thị không còn tiến triển.
Bổ sung thực phẩm có lợi cho mắt
Bổ sung những loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe mắt như:
- Cà chua: Chứa lycopene giúp chống oxi hóa, bảo vệ mắt khỏi tác hại của tia UV.
- Cà rốt: Chứa beta-carotene, một dạng của vitamin A, cải thiện thị lực mắt và bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại.
- Rau xanh: Chứa lutein và zeaxanthin, hai chất chống oxi hóa quan trọng cho mắt, ngăn ngừa thoái hóa võng mạc.
- Các loại hải sản như cá hồi, sardines, cá ngừ có nhiều axit béo omega-3, có lợi cho mắt.
- Trứng: Chứa lutein và zeaxanthin, cùng với vitamin D, giúp cải thiện thị lực.
- Quả mâm xôi: Chứa nhiều vitamin C, một chất chống oxi hóa cho mắt.
- Quả lựu: Chứa chất chống oxi hóa và các hợp chất có lợi cho mắt.
- Các loại hạt: hạt lanh, hạt bí đỏ, hạt óc chó chứa nhiều vitamin E, omega-3 và kẽm.
Điều chỉnh thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
Thói quen làm việc và học tập không khoa học sẽ làm tăng độ cận thị. Để bảo vệ mắt, hạn chế căng thẳng và thường xuyên nghỉ ngơi sau mỗi tiếng làm việc, massage mắt giúp đôi mắt của bạn được thư giãn.
Tránh sử dụng thiết bị điện tử và điện thoại ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ. Đảm bảo học tập và làm việc trong môi trường có đủ ánh sáng, ngồi đứng tư thế. Đồng thời, duy trì chế độ ăn uống cân đối với các dưỡng chất như vitamin A, Canxi, Crom để bảo vệ mắt.
Tìm hiểu thêm:
Cách phòng ngừa cận thị ở mắt như thế nào?
Để bảo vệ sức khỏe mắt và phòng ngừa cận thị, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần.
- Sử dụng tròng kính chống tia UV và ánh sáng xanh bảo vệ mắt khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.
- Không ngồi học và làm việc trong bóng tối.
- Tuân thủ hướng dẫn khi đeo kính mắt hoặc kính áp tròng.
- Bảo quản và vệ sinh kính mắt hoặc kính áp tròng đúng cách.
- Thư giãn mắt bằng cách nhìn vào một vật cách xa 600cm trong 20 giây sau mỗi 20 phút làm việc.
- Bổ sung đồ ăn tốt cho mắt.
- Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn.
- Kiểm soát tình trạng huyết áp và tiểu đường.
- Tránh hút thuốc.
Trên đây là nguyên nhân dẫn đến cận thị và cách khắc phục hiệu quả, hy vọng thông qua bài viết bạn sẽ hiểu hơn về cận thị và có biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị hợp lý. Nếu có nhu cầu mua tròng kính chống tia UV, tròng kính chống ánh sáng xanh, gọng kính cận, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0933 51 5559 để được tư vấn miễn phí. Hoặc đến trực tiếp cửa hàng Mắt Kính Hàng Hiệu tại địa chỉ: 335/1A Điện Biên Phủ, P.4, Q.3, Tp.HCM.
Với những lợi thế: chuyên khúc xạ kỹ thuật cao – Skiascopy (Soi bóng đồng tử), phòng Lab thiết bị Nhật Bản hiện đại (Topcon, NiDek) hoàn toàn tự động – độ chính xác cực cao, sử dụng hệ thống đo chuyên dụng chi tiết của Zeiss: i-Terminal Mobile và mài lắp tròng kính theo phương châm chuẩn từng milimet, Mắt Kính Hàng Hiệu tự tin đảm bảo chất lượng sản phẩm khi tới tay khách hàng.