Nhược thị là tình trạng mắt bị suy giảm thị lực do thị giác phát triển không hoàn thiện. Thường chỉ xuất hiện ở một bên mắt và không thể cải thiện bằng cách đeo kính hay kính áp tròng. Bệnh lý này chiếm tỷ lệ 2-5% dân số Việt Nam, tương đương khoảng từ 2 triệu – 5 triệu người, đối tượng chủ yếu là trẻ em. Nội dung dưới đây từ Mắt Kính Hàng Hiệu sẽ giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nhược thị hiệu quả tránh để lại biến chứng.
Nhược thị là gì?
Mắt bị nhược thị (hay được gọi là mắc lười) ở trẻ em không do bất kỳ bệnh lý nào gây ra. Thông thường, hình ảnh sau khi đi qua thủy tinh thể và giác mạc sẽ hội tụ lại một điểm trên võng mạc.
Các tế bào thụ cảm sẽ chuyển chúng thành tín hiệu thần kinh và truyền lên não thông qua hệ thống thần kinh thị giác. Mà não vì một lý do nào đó, đã không thể nhận biết được những hình ảnh mà mắt truyền đến.
Đa số trường hợp mắc bệnh đều chỉ xảy ra ở một bên mắt trái hoặc phải, nhưng đôi khi nó có thể bị ở cả hai mắt.
Có hai thuật ngữ được nhắc đến trong bệnh lý này là “nhược thị chức năng” tức là nhược thị có thể phục hồi khi được điều trị. Thuật ngữ “nhược thị thực thể” ý chỉ tình trạng mắt không thể phục hồi hoàn toàn được.
Dựa vào tình trạng thị lực có thể chia bệnh lý này thành 3 mức độ:
- Nhẹ: thị lực từ 20/40 đến dưới 20/30 (trên 5/10 – dưới 10/10), bệnh nhân vẫn có thể nhìn thấy dòng thứ 5 và 6 trong bảng đo thị lực.
- Trung bình: thị lực từ 20/200 đến 20/50 (từ 3/10 – 5/10), tức là mắt lúc này chỉ còn nhìn được tối đa đến dòng thứ 4.
- Nặng: thị lực dưới 20/200 (mắt nhược thị 1 10, 2/10 hoặc 3/10), tầm nhìn mắt kém, không thể nhìn rõ được bảng đo thị lực.
Nguyên nhân gây nên bệnh nhược thị
Đường dẫn truyền thị giác từ mắt đến vùng thị giác của não sẽ cùng phát triển trong quá trình phát triển khỏe mạnh của một em bé. Não bắt đầu học cách phân tích những tín hiệu ánh sáng từ mắt chuyển đến.
Đến năm 7-8 tuổi, đường dẫn truyền thị giác dẫn đến não sẽ hình thành đầy đủ và hoàn thiện, không thể thay đổi được nữa.
Trong giai đoạn này, bất kỳ nguyên nhân nào làm cản trở việc phát triển thị giác hoặc có sự tương tác bất thường giữa hai mắt dẫn đến tín hiệu từ mắt chuyển đến não bị gián đoạn đều dẫn đến nguy cơ bị mắt lười.
Cha mẹ không để ý kỹ và phát hiện sớm bệnh lý này thì trẻ em có nguy cơ bị mắt lười vĩnh viễn trừ khi nó được điều trị trước năm 7 tuổi.
Ngoài ra, không chỉ trẻ em mà đối tượng người lớn vẫn bị mắc bệnh mắt lười. Nhược thị ở người lớn xảy ra có thể do các vấn đề mắt bị các tật khúc xạ như: cận thị, viễn thị, loạn thị, … và bệnh lý đục thủy tinh thể, viêm và đục giác mạc, loạn dưỡng võng mạc.
Nhược thị ở người lớn có chữa được không? Cách chữa nhược thị ở người lớn chỉ có thể dùng phương pháp phẫu thuật để hạn chế độ bất đồng khúc xạ. Người bệnh cần phải tìm ra nguyên nhân chính xác, từ đó việc điều trị mới có thể hy vọng cải thiện được.
Có 3 nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh mắt lười, bao gồm: lác mắt, bất đồng khúc xạ, các bệnh lý cản trở thị giác.
Bệnh lác mắt
Lác mắt là tình trạng hai mắt không nằm thẳng hàng và không cùng nhìn về một hướng. Dẫn đến việc mỗi mắt sẽ tập trung tiêu điểm vào những điểm nhìn hoặc vật thể khác nhau. Do đó, não sẽ bỏ qua tính hiệu ánh sáng đến từ một mắt, chỉ nhận hình ảnh từ một bên để tránh hiện tượng nhìn đôi.
Có trường hợp mắt lác nhưng thị lực vẫn rất tốt vì hai mắt sẽ được dùng xen kẽ qua lại với nhau. Còn lại đa số trường hợp thì một bên mắt sẽ giữ chức năng nhìn chính, mắt còn lại bị não bỏ qua. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng mắt lười.
Bệnh tật khúc xạ
Đây là bệnh lý khiến hình dạng tự nhiên của mắt (thủy tinh thể, võng mạc, giác mạc) bị biến dạng. Khả năng tập trung nhìn giữa hai mắt sẽ khác nhau khiến hình ảnh bị mờ, tình nhìn xa và gần bị ảnh hưởng.
Nếu không điều trị kịp thời khiến độ chênh lệch ngày càng tăng dẫn đến bệnh mắt lười. Các tật khúc xạ phổ biến bao gồm:
- Cận thị: khó nhìn các vật ở xa.Độ cận giữa hai mắt mà quá 2 diop (còn gọi là cận lệch) sẽ rất nhanh dẫn đến bệnh nhược thị.
- Viễn thị: khó nhìn thấy các vật ở gần hoặc xa.
- Loạn thị: tìm nhìn bị mờ và nhòe, khó nhìn thấy các vật ở gần và xa.
Các bệnh gây cản trở thị giác
Bệnh lý ở mắt gây cản trở thị giác cũng là một phần dẫn đến bệnh mắt lười. Một số bệnh lý thường gặp gồm có:
- Trục thị giác bị tắc nghẽn: mí mắt từ một hoặc cả hai bên bị sụp che đi một phần của mắt ảnh hưởng đến tầm nhìn, thủy tinh thể bị đục, viêm giác mạc lâu ngày đều cản trở chức năng nhìn của mắt.
- Yếu tố rủi ro từ việc trẻ em bị sinh non trước tuần 37 của thai kỳ, nhẹ cân từ dưới 2,5 kg sẽ dễ mắc bệnh. Hoặc trẻ em chậm phát triển thể chất, trí não trong quá trình phát triển cũng có nguy cơ bị mắt lười cao hơn.
- Người sinh ra trong gia đình từng gặp các vấn đề về mắt, thị lực yếu sẽ là yếu tố di truyền dẫn đến dễ bị nhược thị.
Triệu chứng nhược thị ở mắt
Triệu chứng và dấu hiệu nhược thị có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ và tuổi của người bệnh. Tuy nhiên, một số dấu hiệu chung có thể nhận biết nhược thị là:
- Mắt lác: Có thể lác vĩnh viễn hoặc chỉ lác khi căng thẳng, mệt mỏi, hay nhìn vật gần.
- Nhìn mờ một mắt hoặc hai mắt: không thể nhìn rõ các vật ở gần hoặc xa, kèm theo nhức mắt, chói mắt, hay nhìn nhòe.
- Nheo mắt, nhắm một mắt, nghiêng đầu khi nhìn: phải nheo lại để tăng độ sắc nét của hình ảnh, nghiêng đầu để điều chỉnh góc nhìn.
- Không thể xác định khoảng cách của vật, khó nhận thức được chiều sâu.
Bệnh mắt lười có thể chẩn đoán bằng cách khám mắt và đo thị lực. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bằng bảng đo thị lực tùy thuộc vào độ tuổi của người bệnh theo quy trình: đo thị lực, kiểm tra khúc xạ, kiểm tra thị giác giữa hai mắt và khả năng vận động, sàng lọc bằng hình ảnh và làm xét nghiệm, bài test.
Vậy nếu bị nhược thị có chữa được không? Bệnh lý này có thể chữa được, tuy nhiên việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn. Và rất khó điều trị dứt điểm khi đã qua 7 tuổi. Người bệnh thuộc độ tuổi thanh thiếu niên, người lớn sẽ có thời gian điều trị kéo dài và kém hiệu quả hơn.
Cách điều trị nhược thị?
Để điều trị nhược thị hiệu quả, người bệnh cần phải khám mắt và đo thị lực để xác định nguyên nhân và mức độ của bệnh. Khi đã có dấu hiệu của bệnh mắt lười có thể điều trị bằng một số phương pháp:
- Đeo kính hoặc kính áp tròng
Nhược thị có nên đeo kính không? Nếu bệnh nhân gặp bất thường khúc xạ có nguy cơ gây mắt lười thì sẽ được dùng các biện pháp như đeo kính, kính áp tròng để cải thiện. Phương pháp này giúp điều chỉnh khúc xạ của ánh sáng để tạo ra hình ảnh rõ nét trên võng mạc.
- Bịt một bên mắt
Phương pháp bịt mắt là cách điều trị phổ biến và hiệu quả cho các trường hợp nhược thị. Bằng cách dùng băng che lại mắt khỏe, buộc não bộ phải sử dụng mắt yếu hơn. Kích thích sự phát triển của mắt yếu và cải thiện tình trạng lác.
Lưu ý là phải kiểm tra mắt thường xuyên để tránh nhược thị đảo ngược. Và kiểm soát sự cải thiện của mắt bị nhược thị tốt hơn.
Thời gian bịt mắt: che lại hoàn toàn trong ngày với trường hợp nhược thị nặng. Trẻ từ 4 tuổi trở lên sẽ được theo dõi sau 1 tháng. Bên cạnh đó, nên kết hợp cùng các trò chơi luyện tập thị giác như xâu hạt cườm, tập đồ hình, tập trên máy….
- Dùng thuốc nhỏ mắt
Sử dụng thuốc nhỏ mắt (thường là atropine) nhỏ vào mắt khỏe để tạm thời làm cho mắt bị mờ. Người bệnh sử dụng mắt bị nhược thị để nhìn giúp cải thiện tình trạng. Loại thuốc và liều lượng dùng sẽ được bác sĩ chỉ định tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ nặng nhẹ của tình trạng bệnh. Thuốc nhỏ mắt được nghiên cứu an toàn cho người sử dụng và không để lại di chứng về sau.
- Phẫu thuật
Cách này điều trị cho các trường hợp mắt lười do tắc nghẽn của trục thị giác hoặc do lác mắt nặng. Phẫu thuật sẽ điều chỉnh lại vị trí và góc của các cơ mắt để hai mắt nằm thẳng hàng. Phương pháp này có thể mang lại kết quả nhanh chóng và lâu dài, nhưng cũng có nguy cơ gặp phải các biến chứng.
Phòng ngừa bệnh nhược thị như thế nào?
Nhiều người thường hỏi rằng nhược thị có nguy hiểm không? Đây là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời sẽ rất khó có thể cải thiện được. Gây ra nhiều biến chứng dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
Vậy nên, cần phải phòng bệnh thật tốt khi mắt có vấn đề thị lực để tránh dẫn đến mắt lười.
Kiểm tra tình trạng sức khỏe của mắt định kỳ để phát hiện bệnh sớm. Nhất là ở trẻ em trong giai đoạn trước năm 7 tuổi, nếu không để ý kỹ sẽ khó nhận biết. Nhiều nghiên cứu cho thấy nhược thị do lác mắt có thể hồi phục hoàn toàn nếu được điều trị trước 9 tuổi.
Nên đi khám mắt ít nhất 6 tháng một lần, hoặc khi có dấu hiệu bất thường về mắt. Ngoài ra, cần bảo vệ mắt mỗi ngày bằng cách cho mắt hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử. Cho mắt nghỉ ngơi đủ và đúng cách, sử dụng các bài tập thư giãn sau một ngày làm việc.
Hy vọng nội dung trên có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi nhược thị là gì có chữa được không? Nhược thị là bệnh lý rất nguy hiểm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nếu để tình trạng kéo dài sẽ có nguy cơ gây ra mất thị lực.
Nếu bạn đang gặp các triệu chứng như trên hoặc muốn kiểm tra sức khỏe của mắt. Hãy đến Mắt Kính Hàng Hiệu để được các bác sĩ kiểm tra thị lực bằng các thiết bị hiện đại hoàn toàn miễn phí. Giúp bạn có thể cải thiện bệnh mắt lười với kính gọng, kính áp tròng nhanh, hiệu quả và an toàn nhất.
Mắt Kính Hàng Hiệu
Địa chỉ: 335/1A Điện Biên Phủ, P.4, Q.3, Tp.HCM
Điện thoại: 0933 51 5559
Trang web: https://matkinhhanghieu.com