Bạn có thể đến Mắt Kính Hàng Hiệu để sửa gọng kính, vệ sinh, kiểm tra, thay ốc vít và các khớp nối cho chiếc kính của mình định kỳ, đảm bảo ngăn việc kính gặp hư hỏng. Khi gọng kính bị gãy chốt, không đeo được, những lúc bất ngờ như thế này nếu không thể ra tiệm sửa chữa ngay được, bạn có thể xem hướng dẫn sửa gọng kính qua bài viết sau đây.
Những sự cố sự cố thường xảy ra khi đeo kính
Khi sử dụng mặt kính thường xuyên, một số vấn đề thường gặp có thể kể đến như:
- Tròng kính bị trầy xước hoặc bám đầy bụi bẩn
- Gọng kính bị hỏng chốt, mất ốc, hoặc hỏng bản lề
- Gọng kính trở nên lỏng, rộng, và dễ bị tuột xuống mũi:
- Gọng kính bị gãy đôi hoặc bị vỡ khung
- Gọng kính bị mốc xanh
Nguyên nhân gãy gọng kính
Gãy gọng kính thường xảy ra ở các điểm tiếp xúc chính của khung kính, bao gồm phần góc kính và viền gọng hoặc phần góc kính và càng kính. Có một số lý do có thể dẫn đến tình trạng này như:
- Va chạm mạnh hoặc tác động quá mạnh lên kính có thể làm gãy khung kính.
- Thói quen quên tháo kính khi đi ngủ hoặc đeo kính nghiêng, trọng lượng cơ thể đè nặng làm gãy kính.
- Sử dụng kính kém chất lượng hoặc không được làm chắc chắn có thể là nhanh gãy gọng kính hơn.
- Chọn tròng kính quá dày và nặng cho độ cận thị cao, nhưng gọng kính quá mỏng và nhẹ có thể gây ra tình trạng gãy gọng kính.
Gãy gọng kính có sửa được không
Khi gọng kính bị nứt hoặc gãy, có thể ảnh hưởng đến thị lực của người sử dụng. Vì vậy, việc sửa chữa hoặc thay thế khung kính là cần thiết. Tuy nhiên, quyết định sửa chữa hoặc thay gọng kính phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của kính:
Nếu khung kính bị hỏng ở nhiều điểm hoặc bị nứt nhiều chỗ, thường cần phải thay thế khung mới.
Nếu các vết nứt trên khung kính không quá nghiêm trọng và có thể sửa chữa mà không ảnh hưởng đến độ bền của khung, bạn nên sửa chữa.
Nếu tròng kính bị vỡ hoặc hỏng, thường cần thay thế tròng kính mới cùng với việc sửa gọng kính.
Cách sửa càng kính bị gãy
Một số cách sửa càng kính hay gọng kính bị gãy phổ biến như sau:
Cách sửa gọng kính bị gãy bằng keo 502
Keo 502 có độ bám dính cực tốt, bạn có thể sử dụng để dán nhiều loại khung nhựa ở những nơi như là viền khung, quai mũi, không sử dụng keo 502 trên các bộ phận kim loại như khớp nối và vít lắp. Để đảm bảo mối liên kết chắc chắn bạn nên làm sạch các vết nứt trước khi dán, quấn chỉ khâu bên ngoài. Đây chỉ là giải pháp tạm thời, không phải là giải pháp tốt nhất.
Cách sửa gọng kính bị gãy bằng chỉ
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu sau:
- Chỉ may cùng màu với khung
- Máy khoan cầm tay nhỏ
- Thanh gỗ mỏng
- Keo chất lượng tốt
- Giấy nhám
- Cây kim
- Rượu hoặc axeton
- Kéo cắt
- Dây cao su
- Gạc băng bó
Cách làm:
Bạn dùng giấy nhám đánh sạch 2 chỗ gãy, đồng thời dán nhám những phần bị hỏng, sau đó làm sạch bụi bẩn bằng cồn hoặc dung dịch axeton.
Dùng thanh gỗ thẳng cố định hai khung bị gãy, dùng giấy sáp để che tròng kính không bị xước. Sau đó đổ một lượng keo thích hợp lên chỗ gãy.
Sau khi keo khô, bạn dùng mũi khoan nhỏ khoan 2 lỗ song song ở 2 đầu của 2 miếng dán. Để vết gãy không tách rời, bạn cần khoan nhẹ nhàng và cẩn thận.
Dùng dây chỉ cùng màu với khung, luồn qua 2 lỗ để nối lại chỗ gãy. Để tăng thêm độ chắc chắn, bạn nên bôi keo xung quanh mối nối sau khi cắt bỏ phần dây thừa. Sau khi keo khô, để kính sang một bên trong 24 giờ trước khi đeo
Cách sửa gọng kính bị gãy bằng nhiệt và kim ghim
Để sửa gọng kính bị gãy bằng nhiệt và kim ghim bạn hãy đun sôi một nồi nước và dùng nhiệt để làm mềm các đầu khớp kính bị nứt gãy. Khi nước sôi, giữ chặt đầu nối kính vỡ để hơi nóng làm mềm các cạnh. Xỏ hai đầu kim nhỏ vào mỗi bên, sau đó nhẹ nhàng đẩy 2 đầu nối vào nhau khi phần nhựa còn mềm và nóng.
Khi nào cần thay gọng kính mới
Một số trường hợp không thể sửa gọng kính bắt buộc bạn phải thay mắt kính mới:
- Gọng kính bị gãy chốt hoặc mất ốc
- Gọng kính bị vỡ viền kính
- Kính bị biến dạng nứt gãy nhiều chỗ
Lưu ý khi sửa gọng kính tại nhà
Để tránh làm hỏng kính thêm khi tự sửa gọng kính bị gãy tại nhà, dưới đây là những hạn chế và lưu ý quan trọng:
Không tự sửa gọng kính làm bằng titan, nhựa thông hoặc hợp kim nhôm. Đối với các loại khung kính được làm từ những chất liệu này, nên đưa kính đến cửa hàng kính uy tín để sửa chữa. Bạn tự sửa có thể làm hỏng hoặc làm giảm độ bền của khung kính.
Tránh sử dụng nước quá nóng hoặc ánh nhiệt đối với khung kính làm bằng nhựa. Khi sửa gọng kính bằng nhựa bị hỏng, không nên ngâm kính trong nước quá nóng hoặc tiếp xúc với lửa trực tiếp. Nhiệt độ cao có thể làm biến dạng và hỏng kính nhựa.
Chỉ thực hiện sửa kính kim loại bằng cách nhẹ nhàng và cẩn thận. Khi bạn tự sửa kính kim loại, hãy đảm bảo thực hiện một cách nhẹ nhàng để không làm hỏng mối hàn kính. Sử dụng khăn mềm để che phần bản lề của kính trước khi điều chỉnh.
Đối với những loại gọng kính có chất lượng thấp hoặc giá rẻ bạn nên cân nhắc trước khi tự sửa. Chất lượng nhựa tổng hợp của những loại khung kính này thường không đảm bảo, do đó việc tự sửa chữa gọng kính có thể không đáng giá. Khung kính quá giòn có thể dễ bị hỏng hơn nếu bạn tự sửa hoặc áp dụng ngoại lực.
Bạn cũng có thể đến Mắt Kính Hàng Hiệu để vệ sinh, kiểm tra, thay ốc vít và các khớp nối cho chiếc kính của mình định kỳ, đảm bảo ngăn việc kính gặp hư hỏng bất ngờ dù không bị ngoại lực tác động.
Sửa gọng kính ở đâu tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Hầu hết các cửa hàng kính ở TP.HCM đều có dịch vụ sửa chữa gọng kính. Bạn có thể tìm các cửa hàng kính trên đường phố chính, các trung tâm thương mại, hoặc tại các khu vực tập trung buôn bán kính. Các dịch vụ trực tuyến thường cung cấp thông tin về cửa hàng, trung tâm sửa chữa, và đánh giá từ người tiêu dùng khác để bạn có thể lựa chọn dịch vụ phù hợp nhất.
Bài viết liên quan:
Sửa gọng kính giá bao nhiêu?
Chi phí sửa chữa gọng kính sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại vật liệu của khung. Dự tính khoảng từ 150.000 đến 200.000 đồng cho việc hàn mỗi mối nối.
Hiện nay, trên thị trường đa dạng các mẫu gọng kính cận đẹp với mức giá phải chăng. Chính vì thế, thay vì đầu tư vào việc sửa kính bị gãy, nhiều người quyết định chọn mua một chiếc kính mới với vô số mẫu khung đẹp để lựa chọn, với giá chỉ vài trăm nghìn đồng.
Khi thực hiện việc sửa kính kim loại bị gãy, nếu chiếc kính của bạn đã phục vụ một thời gian dài, có lẽ là thời điểm tốt để đo lại mắt và cân nhắc việc thay tròng kính mới. Ngược lại, nếu tròng kính của bạn vẫn còn mới, đúng độ, và hoạt động tốt, bạn có thể chỉ cần thay gọng kính mới mà không cần thay tròng kính.
Trên đây là các biện pháp nhanh nhất để sửa chữa gọng kính bị gãy hoặc hỏng tại nhà, đã được Mắt Kính Hàng Hiệu tổng hợp để giúp bạn xử lý tình huống khẩn cấp. Chúng tôi mong rằng bạn có thể tìm thấy giải pháp phù hợp cho tình trạng của mình. Đừng ngần ngại liên hệ với Mắt Kính Hàng Hiệu để khám phá các lựa chọn gọng kính mới, thay thế cho chiếc gọng cũ hỏng, với mức giá phải chăng. Chúc bạn có một trải nghiệm thú vị và hữu ích!
Địa chỉ: 335/1A Điện Biên Phủ, P.4, Q.3, Tp.HCM
Điện thoại: 0933 51 5559
Trang web: https://matkinhhanghieu.com