Viêm kết mạc là một bệnh lý mắt xuất hiện phổ biến, đặc biệt vào mùa hè, không chỉ gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như nhú gai kết mạc, loét giác mạc, biến dạng bờ mi, lông quặm, khô mắt và thậm chí có thể gây mất thị giác. Tìm hiểu về bệnh viêm giác mạc cùng Mắt Kính Hàng Hiệu nhé!
Viêm kết mạc là gì?
Viêm kết mạc, hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ, xuất hiện khi mạch máu tại vị trí kết mạc bị sung huyết, gây sưng và đỏ. Bệnh thường bùng phát vào các thời điểm giao mùa.
Viêm kết mạc cấp tính có thể liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng như giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng do thâm nhiễm dưới biểu mô dai dẳng. Ngoài ra, bệnh có thể gây chảy nước mắt mãn tính, thường xuyên do các vấn đề thoát lệ đạo gây ra.
Nguyên nhân viêm kết mạc mắt
- Nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn do nhiều nguyên nhân gây ra như tiếp xúc với côn trùng, truyền nhiễm trực tiếp từ người sang người, không giữ vệ sinh sạch sẽ (chạm vào mắt bằng tay không sạch), sử dụng chung đồ trang điểm mắt và kem dưỡng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn.
- Nhiễm virus: Viêm kết mạc thường xuất phát từ vi rút cảm lạnh thông thường, chủ yếu lây lan qua đường hô hấp khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Viêm kết mạc do virus có thể xuất hiện khi virus lây lan dọc theo màng nhầy của cơ thể, từ phổi, cổ họng, mũi, ống dẫn nước mắt đến kết mạc.
- Dị ứng: Viêm kết mạc dị ứng là phản ứng của cơ thể với các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc, lông thú cưng, thuốc hoặc mỹ phẩm. Bệnh không lây nhiễm và xảy ra thường xuyên hơn ở những người có các bệnh dị ứng khác như sốt, hen suyễn, chàm.
- Hóa chất bắn vào mắt: Đau mắt đỏ có thể xuất hiện khi mắt bị nhiễm độc do tiếp xúc với khói, chất lỏng hoặc hóa chất ăn mòn.
- Dị vật trong mắt: Đau mắt đỏ do kích thích từ dị vật hoặc tiếp xúc với khói, bụi, hóa chất có thể gây đau, đỏ và chảy nước mắt nhưng không lây nhiễm.
- Bị tắc tuyến lệ: Tắc nghẽn tuyến lệ có thể gây kích ứng, tích tụ nước mắt, mắt chảy nước liên tục, dẫn đến sưng, đau, tạo chất nhầy, lớp vảy khô trên mắt, mờ mắt, sưng mũi gần mắt, có thể kèm theo chảy máu mắt và sốt.
- Dùng kính áp tròng: Viêm kết mạc có nhú khổng lồ (GPC) do dị vật ở mắt. Đối tượng nhiễm trùng thường là người đeo kính áp tròng cứng, kính áp tròng mềm không thay thường xuyên hoặc có vết khâu hở trên bề mặt mắt hoặc mắt giả.
- Tiếp xúc với người đang bị viêm kết mạc: Nguy cơ bị viêm kết mạc tăng cao khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, vì virus thường lây lan qua tiếp xúc cá nhân như chạm tay, bắt tay hoặc lan truyền qua không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Đồng thời, việc chạm vào bề mặt có vi khuẩn và sau đó chạm vào mắt mà không rửa tay cũng là nguyên nhân lây nhiễm.
Dấu hiệu và triệu chứng viêm kết mạc
- Đỏ mắt: Đỏ mắt là dấu hiệu chính của viêm kết mạc. Việc này không gây tổn thương mắt hay ảnh hưởng đến thị lực nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.
- Ngứa hoặc cộm ở mắt: Cảm giác ngứa, nóng rát, khó chịu như có vật gì kẹt trong mắt là những triệu chứng phổ biến của tình trạng này. Nếu nguyên nhân là do vi khuẩn, triệu chứng bắt đầu trước ở một mắt và sau đó lan sang mắt còn lại. Nếu là do virus, cả hai mắt có thể bị ảnh hưởng và thường đi kèm với ngứa.
- Tiết nhiều dịch ở mắt: Nước mắt chảy nhiều thường là do virus và dị ứng. Nếu là viêm kết mạc do vi khuẩn, dịch tiết có màu vàng xanh (mủ).
- Nhạy cảm với ánh sáng: Đau mắt đỏ làm mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng. Các triệu chứng như suy giảm thị lực, nhạy cảm ánh sáng hoặc đau dữ dội là dấu hiệu của nhiễm trùng lan rộng ra ngoài kết mạc, nhiễm trùng nặng hoặc viêm nội mắt.
- Đóng màng, ghèn sau khi thức dậy: Mí mắt dính chặt lại khi thức dậy có thể xuất hiện do dịch tiết từ bệnh đau mắt đỏ tích tụ trong khi ngủ.
- Chảy nước mắt: Đau mắt đỏ do virus và dị ứng thường đi kèm với chảy nước mắt nhiều hơn bình thường.
Viêm kết mạc có nguy hiểm không?
Viêm kết mạc không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng sẽ để lại di chứng cho thị lực nếu không được điều trị đúng và triệt để. Phần lớn các trường hợp là bệnh lành tính. Nếu được điều trị tích cực, bệnh nhanh chóng phục hồi trong khoảng 1 tuần, có thể kéo dài đến 10-15 ngày đối với những trường hợp nặng hơn.
Viêm kết mạc có lây không? Câu trả lời là có, viêm kết mạc có thể lây lan nhanh và gây bùng phát nếu không được kiểm soát tốt.
Để ngăn chặn lây nhiễm và kiểm soát bệnh viêm kết mạc, người bệnh cần tuân thủ một số biện pháp cơ bản sau:
- Hạn chế tiếp xúc với người khác khi bị viêm kết mạc.
- Tránh sử dụng chung vật dụng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, thuốc nhỏ mắt, cọ vẽ mi.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt sau khi chạm vào mắt.
- Vệ sinh các vật dụng cá nhân như khăn mặt và chậu rửa mặt, đặt ở nơi thoáng mát hoặc phơi nắng.
- Tránh đi học hoặc đi làm khi bị bệnh, nếu cần thiết hãy sử dụng thiết bị bảo hộ và thông báo cho người xung quanh để phòng ngừa lây nhiễm.
- Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về mắt, cần đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Các phương pháp điều trị viêm kết mạc
Các phương pháp điều trị viêm kết mạc sẽ tùy thuộc vào từng nguyên nhân:
- Viêm kết mạc do virus thường tự khỏi sau 7-14 ngày mà không cần điều trị, nhưng có trường hợp kéo dài đến 2-3 tuần.
- Viêm kết mạc do vi khuẩn nhẹ cũng có thể tự cải thiện trong 2-5 ngày. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus cho các trường hợp nghiêm trọng hoặc thuốc kháng sinh cho viêm kết mạc do vi khuẩn.
- Trường hợp viêm kết mạc do dị ứng, loại bỏ chất gây dị ứng và sử dụng thuốc chống dị ứng sẽ cải thiện triệu chứng.
- Rửa mắt bằng nước muối và sử dụng steroid tại chỗ là phương pháp điều trị cho viêm kết mạc do hóa chất.
Lời kết
Hy vọng qua những thông tin mà Mắt Kính Hàng Hiệu đã chia sẻ sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc cho câu hỏi viêm kết mạc là gì? Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề về mắt hoặc kính đeo, bạn có thể xem ngay trên website của Mắt Kính Hàng Hiệu hoặc nếu có thắc mắc nào có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi tại Địa chỉ: 335/1A Điện Biên Phủ, P.4, Q.3, Tp.HCM
Điện thoại: 0933 51 5559
Trang web: https://matkinhhanghieu.com