Nhược thị bẩm sinh là một tình trạng thị lực suy yếu ở trẻ nhỏ. Điều này không chỉ khiến cho các bậc phụ huynh lo lắng mà còn là một vấn đề quan trọng được quan tâm trong lĩnh vực y tế. Trong bài viết này, Mắt Kính Hàng Hiệu sẽ chia sẻ những thông tin về chứng nhược thị bẩm sinh, liệu nhược thị bẩm sinh có chữa được không, phương pháp điều trị như thế nào? Tìm hiểu ngay nhé.
Nhược thị bẩm sinh là gì
Hình ảnh phản xạ từ đồ vật sau khi đi vào mắt thông qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội tụ tại võng mạc. Ở đó, các tế bào cảm thụ hoạt động để chuyển đổi tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu thần kinh, sau đó truyền đi qua hệ thần kinh thị giác tới não, tạo nên hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy.
Nhược thị bẩm sinh là một tình trạng suy giảm thị lực xảy ra ở một hoặc cả hai mắt từ lúc trẻ mới sinh. Nguyên nhân của tình trạng này thường xuất phát từ sự phát triển thị giác bất thường trong những ngày đầu đời, dẫn đến sự thay đổi trong cách tín hiệu thần kinh truyền tới não qua các đường dẫn giữa võng mạc (một lớp mô mỏng ở phía sau mắt). Điều này khiến những dấu hiệu của nhược thị bẩm sinh xuất hiện.
Thông thường nhược thị bẩm sinh chỉ xảy ra ở một mắt, khiến cho mắt bên đó nhận ít tín hiệu thị giác hơn. Kết quả khiến tầm nhìn của mắt bên đó suy yếu. Từ đó, não thường phải tập trung nhiều hơn vào mắt còn lại, dẫn đến tình trạng nhược thị ở trẻ em.
Sau đây là một số nguyên nhân gây nhược thị bẩm sinh mà các bậc phụ huynh cần lưu ý:
- Lác mắt: Chứng lác mắt là khi hai mắt không đồng nhất hướng nhìn có khả năng gây ra tình trạng nhược thị ở trẻ em. Tình trạng này xuất phát từ việc mắt trái và mắt phải không nhìn cùng một hướng, khiến não không bắt kịp được hình ảnh và tập trung tiêu điểm lên nhiều vật thể khác nhau. Chứng lác mắt thường xuất hiện trong giai đoạn trẻ em đang phát triển thị giác và não bộ đang học cách nhìn.
- Tật khúc xạ như cận thị, viễn thị và loạn thị: Trẻ em mắc các tật khúc xạ này có thể gặp vấn đề nhược thị. Cận thị và viễn thị dẫn đến việc não bộ bỏ qua những hình ảnh mờ và không rõ nét, gây ra tình trạng nhược thị. Bất đồng khúc xạ cũng là tất khúc xạ gây ra tình trạng nhược thị vì khiến hai mắt cạnh tranh tín hiệu với nhau. Mắt có tật khúc xạ nhẹ hơn sẽ chịu áp lực lớn hơn và làm cho mắt còn lại trở nên mờ đi, dẫn đến nhược thị.
- Đục thủy tinh thể bẩm sinh: Tình trạng đục thủy tinh thể ở trẻ có thể khiến não từ chối xử lý hình ảnh mờ và không rõ nét, dẫn đến tình trạng nhược thị ở trẻ em.
- Sụp mí mắt: Ngoài các vấn đề về mắt, nhược thị ở trẻ cũng có thể do sự biến dạng về cấu trúc của mắt. Khi một trong hai mắt bị sụp mí, thị giác có thể bị ảnh hưởng và gây ra tình trạng nhược thị.
- Yếu tố di truyền: Theo chuyên gia, nếu trong gia đình có tiền sử về nhược thị, trẻ cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này. Gen di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thị giác ở trẻ.
Trẻ có nguy cơ cao mắc chứng nhược thị bẩm sinh bao gồm những trẻ sinh non, nhẹ cân khi mới sinh, chậm phát triển và có tiền sử gia đình về chứng nhược thị.
Có thể thấy, tình trạng nhược thị bẩm sinh gây ảnh hưởng ít nhiều đến việc sinh hoạt của trẻ, gây bất tiện và khó khăn trong cuộc sống hằng ngày. Vậy liệu nhược thị bẩm sinh có chữa được không? Đây là câu hỏi của rất nhiều phụ huynh đang có con mắc phải tình trạng này.
Nhược thị bẩm sinh có chữa được không?
Câu trả lời là có, nhược thị bẩm sinh có thể chữa được nhưng kết quả điều trị sẽ tùy thuộc vào thời điểm chẩn đoán và các phương pháp điều trị áp dụng.
Việc bắt đầu chẩn đoán và điều trị nhược thị bẩm sinh càng sớm, đặc biệt là trước 6 tuổi thì khả năng chữa khỏi hoàn toàn sẽ cao hơn. Điều quan trọng là phải bắt đầu điều trị trong giai đoạn mà các kết nối phức tạp giữa mắt và não đang hình thành.
Thị giác thường phát triển hoàn thiện vào khoảng 8 tuổi. Nếu trẻ được chẩn đoán nhược thị sau năm 6 tuổi thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn và sau năm 8 tuổi thì tỷ lệ chữa khỏi nhược thị ở trẻ em sẽ giảm dần.
Tóm lại, nhược thị bẩm sinh có thể chữa khỏi nếu được điều trị sớm. Nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến tình trạng mất thị lực vĩnh viễn.
Vậy làm thế nào để điều trị nhược thị bẩm sinh? Việc áp dụng một phương pháp điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình trạng của mắt và đánh giá của bác sĩ chuyên khoa. Hãy cùng tìm hiểu một số phương pháp điều trị nhược thị bẩm sinh.
Phương pháp điều trị nhược thị bẩm sinh
Nguyên tắc của việc điều trị nhược thị là tạo điều kiện cho mắt nhược thị hoạt động để có thể phát triển thị giác bình thường. Trong quá trình điều trị, việc đầu tiên là xác định nguyên nhân gây ra tình trạng nhược thị và điều trị càng sớm sẽ càng tăng cơ hội phục hồi cho mắt nhược thị.
Một số phương pháp phổ biến trong quá trình điều trị nhược thị có thể kể đến như đeo kính, sử dụng miếng dán mắt, dùng thuốc nhỏ mắt để kích thích mắt nhược thị hoạt động. Những phương pháp này thường được áp dụng cho từng tình trạng mắt khác nhau dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa mắt với mục tiêu tạo cơ hội cho mắt nhược thị phát triển và hoạt động tốt hơn.
Đeo kính
Các tật khúc xạ mắt điển hình như cận thị, loại thị hoặc viễn thị chính là nguyên nhân gây ra tình trạng nhược thị bẩm sinh. Bên cạnh đó, lác mắt cùng với các tật khúc xạ khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chứng nhược thị ở trẻ em. Lúc này, kính mắt hoặc kính áp tròng được sử dụng để điều chỉnh các tật khúc xạ ấy.
Việc sử dụng kính mắt được kê đơn sẽ giúp mắt nhược thị có thể gửi hình ảnh rõ nét hơn đến não, tín hiệu này giúp não sử dụng cả hai mắt và thị lực có thể phát triển bình thường. Việc sử dụng kính áp tròng để điều trị chỉ phù hợp với các trẻ lớn hơn.
Dùng miếng dán mắt
Phương pháp này sử dụng miếng dán để che mắt có thị lực tốt hơn, buộc não phải tập trung vào việc sử dụng mắt bị nhược thị và thúc đẩy hoạt động thị lực trong mắt yếu hơn.
Thời gian cần thiết để trẻ đeo miếng dán và hiệu quả điều trị có thể khác nhau dựa trên nhiều yếu tố như độ tuổi của trẻ, mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhược thị và sự hợp tác của trẻ trong việc đeo miếng dán. Quá trình điều trị nhược thị bằng miếng dán mắt có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể.
Hiệu quả của việc điều trị nhược thị bẩm sinh bằng miếng dán mắt thường đạt hiệu quả tốt nhất khi tiến hành trong giai đoạn trẻ dưới 6 tuổi. Thông thường, trẻ cần đeo miếng dán từ 2 đến 6 giờ mỗi ngày hoặc thậm chí lâu hơn.
Việc điều trị nhược thị bẩm sinh sẽ tiếp tục cho đến khi thị lực trở về mức bình thường hoặc đến khi mắt nhược thị không còn khả năng cải thiện thêm nữa. Sau đó, trẻ sẽ tiếp tục được theo dõi cho đến khoảng 8 tuổi để đảm bảo mắt vẫn hoạt động tốt và không tái phát tình trạng nhược thị.
Để đảm bảo quá trình điều trị nhược thị ở trẻ em hiệu quả, cha mẹ cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa mắt về cách đặt miếng dán mắt, kiểm tra định kỳ và làm theo dặn dò của bác sĩ.

Dùng thuốc nhỏ mắt
Trong trường hợp trẻ còn quá nhỏ và việc đeo miếng dán mắt gặp khó khăn, khiến trẻ không thoải mái và quấy khóc. Các bậc phụ huynh có thể xem xét sử dụng thuốc nhỏ mắt để điều trị.
Thuốc nhỏ mắt atropine được sử dụng để tạm thời làm mờ mắt có thị lực tốt hơn, buộc não tập trung hoạt động vào mắt yếu hơn. Tuy vậy, cần lưu ý rằng thuốc nhỏ mắt chỉ hiệu quả trong trường hợp nhược thị bẩm sinh ở mức suy giảm thị lực nhẹ hoặc trung bình và hiệu quả điều trị thường không cao khi mức độ nhược thị nặng.
Dù vậy, thuốc nhỏ mắt có thể gây ra một số tác dụng phụ như kích ứng mắt, tăng sự nhạy cảm với ánh sáng, đỏ da hoặc đau đầu. Tuy nhiên, các tác dụng phụ này hiếm khi xảy ra. Vì vậy, phụ huynh cần xem xét cẩn trọng giữa lợi ích và rủi ro của việc sử dụng thuốc nhỏ mắt trong quá trình điều trị nhược thị bẩm sinh cho trẻ.
Giải đáp: Có nên mổ khi bị nhược thị bẩm sinh không?
Nhược thị bẩm sinh không thể chữa khỏi hoàn toàn bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, trẻ có thể cần phẫu thuật để điều trị nhược thị bẩm sinh, đặc biệt là khi tình trạng lác mắt, sụp mí mắt hoặc đục thủy tinh thể bẩm sinh gây ra nhược thị.
Phẫu thuật cơ mắt có thể thực hiện để điều chỉnh các cơ mắt, giúp mắt trông thẳng hơn và hoạt động phối hợp tốt với mắt kia. Tuy nhiên, phẫu thuật cơ mắt không thể cải thiện thị lực mà chỉ tập trung vào việc điều chỉnh vị trí của mắt để tạo điều kiện tốt hơn cho hoạt động của đôi mắt.
Ngoài ra, phẫu thuật để chữa trị đục thủy tinh thể cũng có thể được thực hiện để tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển của thị lực ở mắt bị ảnh hưởng.

Tóm lại, nhược thị bẩm sinh là một tình trạng thị lực bị suy giảm ở một hoặc hai bên mắt xảy ra ở trẻ em. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày. Cha mẹ có thể quan sát các biểu hiện của trẻ để có thể thăm khám và điều trị kịp lúc. Các phương pháp dùng để điều thị nhược thị bẩm sinh có thể kể đến như đeo kính, dùng miếng dán mắt hoặc thuốc nhỏ mắt. Hãy điều trị nhanh chóng, kịp lúc để trẻ có thể hoạt động một cách thoải mái và có một cuộc sống tươi đẹp hơn.
Vừa rồi là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bậc phụ huynh về nhược thị bẩm sinh cũng như giải đáp cho câu hỏi nhược thị bẩm sinh có chữa được không. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các vấn đề ở mắt hay tìm kiếm một địa điểm uy tín để mua mắt kính, bạn có thể tham khảo ngay website Mắt Kính Hàng Hiệu nhé.
Mắt Kính Hàng Hiệu
Địa chỉ: 335/1A Điện Biên Phủ, P.4, Q.3, Tp.HCM
Điện thoại: 0933 51 5559
Trang web: https://matkinhhanghieu.com11:06
Đã gửi