Mắt bị cộm do đâu? Những điều cần làm khi mắt bị cộm

Khi mắt bị cộm một chút, chúng ta thường có thói quen dụi mắt để làm dịu đi sự khó chịu. Tuy nhiên, thói quen này không tốt một chút nào. Thế thì, khi mắt bị cộm nên làm gì? Cùng Mắt Kính Hàng Hiệu tìm hiểu cách xử lý đúng trong bài viết này nhé.

Biểu hiện mắt bị cộm

Mắt cộm là tình trạng làm cho mắt bạn cảm thấy ngứa và cay, cảm giác như có vật gì đó vướng trong mắt nhưng thật ra không phải. Nếu tình trạng nặng hơn, bạn có thể có cảm thấy mắt nóng và rát dữ dội kéo dài nhiều ngày.

Ngoài những biểu hiện cơ bản trên, mắt bị cộm có thể kèm theo các triệu chứng như: Chảy nước mắt sống, mắt ra nhiều ghèn, suy giảm thị lực, viêm kết mạc và nổi nhiều hạt trong mắt. Các triệu chứng này làm cho mắt trở nên nhạy cảm và gây ra cảm giác kích thích, làm cho bạn muốn gãi hoặc dụi mắt. Tuy nhiên, dụi mắt không làm cho mắt hết cộm mà còn khiến cho mắt chuyển sang màu vàng nâu và có các đường máu nổi lên rõ rệt.

mắt bị cộm
Nếu bạn cảm thấy mắt ngứa và cay, cảm giác như có vật gì đó vướng trong mắt là bị cộm mắt

Các nguyên nhân khiến mắt bị cộm

Dưới đây là những nguyên nhân hàng đầu khiến cho mắt bạn bị cộm:

Do bụi bẩn

Bụi bẩn là nguyên nhân chính làm cho mắt cộm. Khi di chuyển ngoài đường, bụi bẩn có thể bay vào mắt chúng ta và gây ra cảm giác ngứa, cộm. Công nhân trong các công trình xây dựng thường phải tiếp xúc với nhiều hạt bụi, có nguy cơ cao bị dị vật như đá nhỏ, cát bay vào mắt, gây ra các chấn thương không mong muốn trong quá trình làm việc.

Do khô mắt

Khi mắt không sản xuất đủ chất bôi trơn để duy trì độ ẩm, mắt sẽ trở nên khô rát. Người bị khô mắt sẽ cảm thấy khó chịu và bứt rứt. Mắt có thể bị nổi cộm, đau rát và làm hạn chế tầm nhìn. Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, tuy nhiên, khô mắt kéo dài dẫn đến mỏi mệt, đau nhức và ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc.

Do các bệnh về mắt

Lẹo và chắp mắt là một dạng của viêm bờ mi làm cho mắt sưng húp. Nguyên nhân thường do vi khuẩn tích tụ nhiều ở bờ mi mắt, gây đau nhức và cản trở tầm nhìn. Đây là một trong số các bệnh về mắt làm cho mắt bị cộm.

Cộm mắt cũng có thể là dấu hiệu của sạn vôi, khi canxi lắng đọng ở kết mạc sụn mi. Nguyên nhân của sạn vôi chưa được rõ ràng, nhưng khi sạn vôi nặng hơn, nó sẽ gây cho mắt bạn cảm giác cộm, xốn và chảy nước mắt nhiều hơn.

Ngoài ra, mắt ngứa và cộm cũng có thể hình thành từ các bệnh khác như đau mắt đỏ, viêm giác mạc, xước giác mạc. Stress, tiếp xúc với môi trường điện tử nhiều cũng có thể làm căng thẳng mắt và dẫn đến tình trạng mỏi mắt và cộm.

mắt bị cộm
Bụi bẩn là nguyên nhân chính làm cho mắt cộm

Cần làm gì khi mắt bị cộm gây khó chịu?

Vệ sinh mắt

Nếu bạn bị cộm mắt nhẹ do bụi bẩn hoặc dị vật rơi vào, bạn chỉ cần rửa mắt bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Thao tác đơn giản này sẽ giúp loại bỏ tạp chất và mắt sẽ trở lại bình thường sau một thời gian ngắn. Tránh dùng tay dụi vào mắt vì điều này có thể làm mắt trở nên viêm nặng hơn và ảnh hưởng đến giác mạc.

Thực hiện lối sống khoa học

Để duy trì sức khỏe mắt tốt nhất, bạn cần thiết lập một lối sống khoa học bằng cách ngủ đúng giờ và ăn uống đủ dưỡng chất. Điều này giúp cân bằng trạng thái cơ thể và hỗ trợ điều tiết mắt tốt hơn.

Bạn nên hạn chế thời gian cho mắt làm việc và giảm tiếp xúc với các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại. Nếu không thể giảm tiếp xúc vì tính chất công việc, bạn có thể dành khoảng 15 đến 20 phút mỗi ngày để massage mắt. Việc này giúp mắt thư giãn và hạn chế tình trạng cộm và xốn hiệu quả.

Ngoài ra, cần thường xuyên bổ sung các dưỡng chất quan trọng cho mắt như dầu cá Omega-3, thuốc nhỏ mắt và các chất chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ mắt bị cộm và duy trì sức khỏe cho đôi mắt.

Thăm khám các cơ sở y tế

Khi mắt bị cộm kéo dài và không khỏi sau khi sử dụng thuốc, đặc biệt là khi mắt bị cộm do các bệnh lý liên quan đến mắt, bạn cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa mắt để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, bạn không nên lạm dụng kính áp tròng vì kính áp tròng có thể chứa nhiều vi khuẩn và bụi bẩn nếu không được làm sạch đúng cách sau mỗi lần sử dụng. Trong trường hợp cần thiết phải sử dụng kính áp tròng, bạn nên khử trùng và vệ sinh sạch sẽ trước khi đeo để bảo vệ mắt tốt hơn. Ngoài ra, đeo kính bảo hộ khi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với các tác nhân gây nguy hiểm trực tiếp cho mắt cũng là cách tốt nhất để bảo vệ đôi mắt của bạn.

Hi vọng qua những thông tin trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về các yếu tố gây ra cộm mắt, cũng như cách phòng tránh và điều trị hiệu quả để giữ cho đôi mắt khỏe mạnh và thoải mái.

Nếu bạn hoặc người thân của bạn gặp vấn đề liên quan đến mắt bị cộm, hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời. Đồng thời, để hiểu rõ hơn về sức khỏe mắt và các biện pháp bảo vệ mắt, hãy truy cập website Mắt Kính Hàng Hiệu để có thêm thông tin và liên hệ để được tư vấn chi tiết nhé.

Mắt Kính Hàng Hiệu

Địa chỉ: 335/1A Điện Biên Phủ, P.4, Q.3, Tp.HCM

Điện thoại: 0933 51 5559

Trang web: https://matkinhhanghieu.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *