Cườm mắt là gì? Làm thế nào để không bị cườm mắt?

Bệnh cườm mắt không chỉ làm bạn giảm thị lực mà còn gây mất khả năng nhìn nếu không được chăm sóc đúng cách. Vậy bệnh cườm mắt là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa ra sao? Cùng Mắt Kính Hàng Hiệu khám phá qua bài viết bên dưới nhé.

Cườm mắt là gì?

Cườm mắt bao gồm hai loại là cườm khô (đục thủy tinh thể) và cườm nước (glaucoma), hai tình trạng này có nguyên nhân và phương pháp điều trị hoàn toàn khác nhau. Cả hai loại cườm mắt đều ảnh hưởng đến thị lực, đặc biệt cườm khô chiếm tỉ lệ 7.4% trong số các nguyên nhân gây mù lòa.

cuom mat 3 1
Cườm mắt bao gồm hai loại là cườm khô và cườm nước

Mắt bị cườm nước

Cườm nước (glaucoma) là tình trạng tăng áp lực bên trong mắt, gây tổn thương dây thần kinh thị giác theo thời gian. Mắt bị cườm nước thường do di truyền và phát triển vào giai đoạn cao tuổi, bệnh này không gây đau mắt mắt nhưng có thể làm cho bệnh nhân mất thị lực vĩnh viễn.

Bệnh cườm mắt nước được điều trị bằng cách tập trung vào giảm áp lực nội nhãn để bảo vệ thị lực hiện có. Vì không thể khôi phục hoàn toàn thị lực đã mất, bạn nên đi kiểm tra thị lực thường xuyên để phát hiện và điều trị trước khi bệnh diễn biến nặng hơn.

cuom mat 2 2
Mắt bị cườm nước thường do di truyền và phát triển vào giai đoạn cao tuổi

Nguyên nhân bị cườm nước

Nguyên nhân nguyên phát

Nguyên nhân nguyên phát cườm nước ở người bệnh bao gồm tăng huyết áp, hút thuốc lá, giảm bề dày giác mạc và cận thị nặng.

Nguyên nhân thứ phát

Nguyên nhân thứ phát ở người bệnh cườm nước bao gồm mắt bị viêm, nhiễm trùng, xuất hiện khối u, phẫu thuật đục thủy tinh thể và ảnh hưởng từ thuốc hoặc các bệnh khác. Những yếu tố này có thể gây tắc nghẽn dòng thủy dịch, làm tổn thương dây thần kinh thị giác và làm tăng áp lực nội nhãn.

Dấu hiệu bị cườm nước

Giai đoạn đầu bị cườm nước bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức mắt, đôi khi kèm theo đau nửa đầu, buồn nôn, lóa mắt, đỏ mắt và cảm giác căng cứng ở mắt.

Bệnh có thể tiến triển nhanh, làm cho người bệnh nhìn thấy quầng sáng cầu vồng khi nhìn vào đèn. Trong giai đoạn nặng, bệnh chuyển sang mạn tính với các triệu chứng xốn và mỏi mắt, đôi khi mờ nhìn. Ở mức độ nặng, cườm nước ảnh hưởng đến tầm nhìn và có thể dẫn đến mù lòa, đặc biệt là ở trẻ em.

Đối tượng có khả năng bị cườm nước

Những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh cườm nước bao gồm:

  • Áp lực nhãn áp cao
  • Độ tuổi trên 55
  • Nguồn gốc châu Á, châu Phi hoặc Tây Ban Nha
  • Tiền sử gia đình có bệnh tăng nhãn áp, bệnh tiểu đường, đau nửa đầu, huyết áp cao, thiếu máu hồng cầu hình liềm
  • Giác mạc mỏng ở trung tâm
  • Cận thị nặng hoặc viễn thị
  • Chấn thương hoặc phẫu thuật mắt trước đây
  • Sử dụng corticosteroid, đặc biệt là thuốc nhỏ mắt trong thời gian dài
  • Có góc thoát thủy dịch hẹp.

Phương pháp điều trị và cách chăm sóc mắt bị cườm nước

Bệnh nhân cườm mắt nước sẽ được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt, thuốc uống, phẫu thuật hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác để giảm áp suất nội nhãn và phòng ngừa mù lòa. Nếu xuất hiện tác dụng phụ khi sử dụng thuốc, bạn cần báo ngay để bác sĩ điều chỉnh kịp thời. Trong thời gian điều trị cần tái khám định kỳ để theo dõi áp suất nội nhãn, trường hợp nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật.

Để chăm sóc mắt bị cườm nước bạn cần giữ chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục điều độ và sử dụng đúng liều lượng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cách phòng ngừa mắt bị cườm nước

Để ngăn chặn bệnh cườm nước bạn cần:

  • Khám mắt thường xuyên để phát hiện tăng nhãn áp ở giai đoạn đầu và giảm nguy cơ biến chứng.
  • Nếu gia đình có tiền sử về tăng nhãn áp, bạn cần kiểm tra mắt thường xuyên để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
  • Đeo kính bảo vệ mắt khi tham gia thể thao để tránh chấn thương gây tăng nhãn áp.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt theo đúng liều lượng theo sự hướng dẫn của bác sĩ để giảm nguy cơ tăng nhãn áp.

Mắt bị cườm khô

Mắt bị cườm khô hay đục thủy tinh thể là tình trạng vẩn đục của thủy tinh thể trong mắt, gây suy giảm thị lực, làm cho người bệnh gặp khó khăn khi đọc, khi nhìn biểu cảm của người khác, lái xe, đặc biệt là vào ban đêm. Tuy bệnh tiến triển chậm ở giai đoạn đầu và ít ảnh hưởng đến thị lực, nhưng với thời gian dài có thể làm cản trở tầm nhìn.

Giai đoạn đầu mắt bị cườm khô được điều trị bằng cách tăng cường độ ánh sáng và sử dụng kính giúp người bệnh nhìn rõ hơn. Nhưng đây chỉ là biện pháp tạm thời, nếu thị lực bị suy giảm nhiều, bệnh nhân cần được phẫu thuật ngay.

cuom mat 1 3
Mắt bị cườm khô hay còn gọi là đục thủy tinh thể

Nguyên nhân bị cườm khô

Nguyên nhân nguyên phát

Bệnh cườm khô phát sinh từ nguyên nhân bẩm sinh hoặc do tuổi tác. Nguyên nhân bẩm sinh bao gồm rối loạn di truyền, rối loạn chuyển hóa và các biến chứng của bệnh toàn thân. Đối với người già, đặc biệt là trên 65 tuổi, tỷ lệ mắc cườm khô lên đến 80%.

Nguyên nhân thứ phát

Nguy cơ mắc cườm khô tăng cao khi bạn:

  • Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường xuyên một cách trực tiếp.
  • Sử dụng các thiết bị điện tử nhiều hơn 3 giờ mỗi ngày.
  • Sử dụng thuốc corticoid có thể gây tác dụng phụ cho mắt.
  • Có chấn thương hoặc di chứng sau phẫu thuật mắt.
  • Điều trị bệnh mắt không đúng cách, tăng nguy cơ tái phát.
  • Mắc các bệnh mạn tính như béo phì, tiểu đường, cao huyết áp.

Dấu hiệu mắt bị cườm khô

Giai đoạn đầu, bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng, chỉ cảm thấy mờ mắt nhẹ. Trong giai đoạn mạn tính, thị lực người bệnh trở nên suy giảm nghiêm trọng, cảm thấy chói mắt, lóa mắt khi gặp ánh sáng, có thể nhìn thấy như có ruồi bay và chấm đen trước mắt.

Thị lực của người bệnh cườm khô không thể cải thiện bằng cách đeo kính và nếu nặng hơn người bệnh có thể bị song thị.

Đối tượng có nguy cơ bị cườm khô

Các yếu tố tăng nguy cơ mắc cườm khô bao gồm:

  • Người lớn tuổi.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Ở ngoài trời nắng nhiều nhưng không mang kính mát bảo vệ mắt.
  • Hút thuốc.
  • Thừa cân
  • Cao huyết áp
  • Chấn thương hoặc viêm mắt trước đây.
  • Phẫu thuật mắt trước đây.
  • Lạm dụng corticosteroid.
  • Uống nhiều rượu bia.

Phương pháp điều trị và cách chăm sóc mắt bị cườm khô

Nhờ sự tiến bộ của y học, hơn 90% người bệnh cườm khô có thể khôi phục thị lực nếu được điều trị sớm, đặc biệt là phẫu thuật phaco. Sau mổ đục thủy tinh thể, thị lực người bệnh được phục hồi nhanh chóng.

Để chăm sóc mắt bị cườm khô bạn cần:

  • Đảm bảo đeo kính hoặc kính áp tròng đúng độ.
  • Sử dụng kính lúp khi đọc chữ có kích thước quá nhỏ.
  • Tăng cường độ ánh sáng trong nhà để nhìn rõ hơn.
  • Đeo kính râm hoặc đội mũ rộng vành nếu hoạt động ngoài trời vào ban ngày.
  • Hạn chế lái xe vào ban đêm.

Cách phòng ngừa mắt bị cườm khô

Để hạn chế nguy cơ cườm khô bạn cần:

  • Kiểm tra mắt thường xuyên để phát hiện và sàng lọc các vấn đề mắt.
  • Bỏ hút thuốc để hỗ trợ quá trình điều trị.
  • Kiểm soát các bệnh nền như tiểu đường để giảm nguy cơ cườm khô.
  • Bổ sung rau xanh và trái cây vào chế độ ăn để cung cấp chất dinh dưỡng và chống oxy hóa.
  • Đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi tác động của tia cực tím.
  • Hạn chế hoặc tránh sử dụng rượu, bia để giảm nguy cơ cườm khô.

Trong thời buổi nhiều người bị mắc bệnh cườm mắt, bạn nên nâng cao nhận thức và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, điều trị sớm và kiểm tra định kỳ giúp giữ gìn thị lực và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Chúng ta không nên xem nhẹ những dấu hiệu nhỏ của bệnh, bởi vì sức khỏe mắt đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

cuom mat 4 4
Sức khỏe mắt đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta

Nếu bạn quan tâm đến sức khỏe mắt và muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề liên quan, hãy truy cập ngay trang web của Mắt Kính Hàng Hiệu. Chúng tôi cung cấp thông tin chi tiết và hữu ích về các loại bệnh mắt, biện pháp phòng ngừa, cũng như các dịch vụ chăm sóc mắt chất lượng.

Mắt Kính Hàng Hiệu

Địa chỉ: 335/1A Điện Biên Phủ, P.4, Q.3, Tp.HCM

Điện thoại: 0933 51 5559

Trang web: https://matkinhhanghieu.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *