Tăng nhãn áp: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Tăng nhãn áp có thể xảy ra ở mọi đối tượng, tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh thường cao hơn ở những người từ trung niên trở lên. Đây cũng là một trong những bệnh lý gây mù lòa ở phần lớn bệnh nhân. Các triệu chứng thường xuất hiện khi bị tăng nhãn áp là gì và phương pháp điều trị như thế nào? Cùng Mắt Kính Hàng Hiệu xem ngay.

Tăng nhãn áp là gì?

Tăng nhãn áp, hay còn được gọi là bệnh thiên đầu thống, xuất phát khi áp lực của thủy dịch bên trong mắt tăng cao, tạo nên một áp lực đặc biệt trên mắt. Mặc dù hiện nay bệnh này không được xem là nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh thị giác xung quanh mắt và gây mất khả năng nhìn.

tăng nhãn áp là gì
Tăng nhãn áp là gì?

Bệnh tăng nhãn áp hiện nay được phân thành 4 loại chính:

  • Tăng nhãn áp góc mở.
  • Tăng nhãn áp bẩm sinh.
  • Tăng nhãn áp góc đóng.
  • Tăng nhãn áp thứ phát.

Triệu chứng của bệnh có thể thay đổi tùy thuộc vào thể trạng cụ thể của từng người. Những người mắc bệnh tăng nhãn áp góc đóng thường trải qua cảm giác đau đột ngột, loạn thị, đôi khi buồn nôn và nôn mửa. Trong khi đó, trẻ mới sinh mắc bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh thường có một lớp màng mờ, mắt đỏ và nhạy cảm khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Tăng nhãn áp cũng có thể không gây ra triệu chứng hoặc dẫn đến đau mắt và đau đầu nặng nề. Việc khám mắt định kỳ là rất quan trọng để phát hiện và điều trị sớm bệnh tăng nhãn áp, đặc biệt là khi bạn cảm thấy đau mắt khi di chuyển hoặc chạm vào mắt. Các nghiên cứu gần đây cũng đã chỉ ra rằng căng thẳng có thể tăng áp lực trong mắt.

Nguyên nhân tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp có thể xuất phát từ việc mắt sản xuất quá nhiều chất lỏng hoặc do vấn đề trong hệ thống thoát thủy dịch của mắt. Khi góc thoát thủy dịch bị tắc sẽ xảy ra tích tụ chất lỏng và tăng áp lực trong mắt. Các nguyên nhân của sự tích tụ này có thể bao gồm:

  • Góc thoát dịch bị đóng.
  • Khu vực trước mống mắt mở nhưng dịch không thoát ra đúng cách.
  • Đám sợi sắc tố hoặc protein gây cản trở góc thoát dịch.
  • Ung thư mắt có thể làm cản trở quá trình thoát dịch.
  • Mắt đã bị tổn thương trước đó.
tăng nhãn áp là gì
Có nhiều nguyên nhân gây tăng nhãn áp

Cách điều trị tăng nhãn áp

Tình trạng tăng nhãn áp có thể điều trị bằng các phương pháp như sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật. Hãy cùng Mắt Kính Hàng Hiệu tìm hiểu chi tiết về từng phương pháp điều trị tăng nhãn áp.

Điều trị bằng thuốc

Khi mắc phải tình trạng tăng nhãn áp góc đóng, việc phát hiện sớm và thực hiện điều trị là rất quan trọng để cải thiện tình trạng sức khỏe. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, có thể bao gồm việc kê đơn thuốc uống hoặc thuốc nhỏ mắt tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Quan trọng nhất, bạn không nên tự ý áp dụng các phương pháp chữa trị tại nhà để tránh rủi ro làm tăng nguy cơ bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, người mắc bệnh tăng nhãn áp cũng cần điều chỉnh lối sống hàng ngày của mình, hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, laptop, hoặc máy tính với cường độ cao. Duy trì thói quen đi ngủ đúng giờ, đảm bảo ngủ đủ giấc và tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia hoặc cafe. Điều này sẽ giúp hỗ trợ quá trình điều trị và tăng cường hiệu quả của thuốc được kê đơn từ bác sĩ.

Điều trị bằng phẫu thuật

Khi bệnh tăng nhãn áp trở nên phức tạp và không đạt được hiệu quả như mong muốn từ việc sử dụng thuốc thì phương pháp phẫu thuật sẽ là lựa chọn ưu tiên. Trên thế giới, có ba phương pháp mổ tăng nhãn áp phổ biến là: mổ cắt bè giác mạc, mổ cấp ghép ống thoát thủy dịch và mổ bằng laser.

Với sự phát triển của các trang thiết bị y tế tiên tiến, phương pháp mổ laser được ưa chuộng bởi sự nhanh chóng và hiệu quả của nó. Phương pháp này là một đột phá trong lĩnh vực y học, thay vì sử dụng dao kéo, tia laser được hướng vào khu vực cụ thể trong mắt, đặc biệt là khu vực bè giác mạc và thoát thủy dịch. Quá trình mổ tăng nhãn áp bằng laser chỉ mất khoảng 15-20 phút. Theo thống kê, biến chứng sau mổ là rất ít.

Người bệnh sau khi trải qua mổ tăng nhãn áp bằng laser cần được kiểm tra lại sau khoảng 2-5 năm hoặc có thể tái khám định kỳ nếu có điều kiện và thuận tiện. Điều này quan trọng vì nếu bệnh không được điều trị triệt để có thể dẫn đến sự suy giảm dần của thị lực.

tăng nhãn áp là gì
Phẫu thuật tăng nhãn áp

Cách phòng ngừa tăng nhãn áp

Để tránh mắc phải tình trạng tăng nhãn áp và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, bạn hãy thực hiện một số cách phòng ngừa tăng nhãn áp như khám mắt định kỳ, sử dụng kính để bảo vệ mắt hoặc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Khám mắt thường xuyên

Thực hiện các cuộc kiểm tra mắt định kỳ là một biện pháp hiệu quả để bảo vệ và phát hiện sớm tình trạng tăng nhãn áp cũng như để ngăn chặn suy giảm thị lực. Việc khám mắt định kỳ nên được thực hiện theo lịch trình sau:

  • 1 – 3 năm: Đối với những người trên 35 tuổi có nguy cơ cao.
  • 2 – 4 năm: Cho những người dưới 40 tuổi.
  • 1 – 3 năm: Đối với những người trong độ tuổi 40 – 54.
  • 1 – 2 năm: Đối với những người trong độ tuổi 55 – 64.
  • 6 – 12 tháng: Đối với những người trên 65 tuổi.

Đeo kính bảo vệ mắt

Nguyên nhân của tăng nhãn áp có thể là do chấn thương mắt nghiêm trọng. Vì vậy, để ngăn chặn rủi ro này, bạn nên đeo kính bảo vệ mắt khi sử dụng thiết bị điện tử, tham gia các hoạt động thể thao hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời.

GentleMonster Sign Of Two 54 20 150 800k Den3 768x768 1 1
Đeo kính bảo vệ mắt

Sử dụng thuốc nhãn áp theo yêu cầu bác sĩ

Sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc các loại thuốc nhãn áp khác có thể giúp giảm nguy cơ tiến triển tăng nhãn áp. Để đảm bảo hiệu quả của điều trị, việc quan trọng chính là tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mắt.

tăng nhãn áp là gì
Sử dụng thuốc nhỏ mắt điều trị tăng nhãn áp theo yêu cầu bác sĩ

Bên cạnh đó, để bảo vệ đôi mắt, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Đeo kính râm.
  • Tìm hiểu về tiền sử bệnh về mắt trong gia đình hoặc người thân.
  • Cho mắt nghỉ ngơi thường xuyên, đặc biệt khi làm việc trên thiết bị điện tử. Tuân thủ quy tắc 20-20-20: Mỗi 20 phút, nhìn xa 20 feet trong vòng 20 giây.
  • Cẩn thận để tránh nhiễm trùng mắt, đặc biệt khi đeo kính áp tròng.
  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm các loại rau xanh đậm như rau cải xanh, cải xoăn và rau bina. Cá giàu axit béo omega-3 như cá bơn, cá hồi và cá ngừ.
  • Thực hiện các bài tập thể chất đều đặn.
  • Kiểm soát huyết áp, mức cholesterol và đường huyết.
  • Thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng như Reiki, yoga hoặc thiền.

Có thể thấy, tăng nhãn áp là một căn bệnh ở mắt khá phổ biến ở những người lớn tuổi. Để phòng tránh tình trạng này, chúng ta cần phải bảo vệ mắt bằng thật tốt và thường xuyên đi khám mắt để nắm bắt tình hình sức khỏe mắt kịp thời.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin về các vấn đề mắt, hãy truy cập ngay website matkinhhanghieu.com để tham khảo. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc về sức khỏe mắt hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.

Mắt Kính Hàng Hiệu

Địa chỉ: 335/1A Điện Biên Phủ, P.4, Q.3, Tp.HCM

Điện thoại: 0933 51 5559

Trang web: https://matkinhhanghieu.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *