Cận thị và viễn thị là các tật khúc xạ phổ biến thường gặp ở mọi độ tuổi. Hai bệnh lý này có nhiều điểm tương đồng về nguyên nhân và triệu chứng nên rất dễ nhầm lẫn. Cùng tìm hiểu chi tiết sự khác nhau giữa cận thị và viễn thị.
Cận thị là gì?
Cận thị (tật nhìn gần) là tình trạng mắt chỉ có thể nhìn rõ các vật thể ở khoảng cách gần, còn các vật ở xa sẽ bị mờ hoặc không rõ nét.
Tật cận thị tùy theo nguyên nhân sẽ có độ cận giữa hai mắt đều nhau hoặc độ cận khác nhau (còn gọi là cận lệch).
Người bị cận thị sẽ sử dụng kính cầu lõm (thấu kính phân kỳ) để cải thiện tầm nhìn. Kính cầu lõm có đặc điểm là phần kính xung quanh dày và phần giữa mỏng. Tác dụng giúp làm giảm độ hội tụ của tia sáng, khiến cho hình ảnh lùi về đúng trên võng mạc.
Viễn thị là gì?
Viễn thị (tật nhìn xa) là tình trạng mắt chỉ có thể nhìn rõ các vật thể ở khoảng cách xa, còn các vật ở gần sẽ bị mờ hoặc không rõ nét. Viễn thị có thể bắt gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường gặp ở người cao tuổi do quá trình lão hóa của mắt. Viễn thị có hai loại chính: viễn thị do tuổi tác (hay còn gọi là lão thị) và viễn thị do khúc xạ.
Kính dành cho người bị viễn thị là kính cầu lồi (thấu kính hội tụ). Kính cầu lồi có phần kính xung quanh mỏng và phần giữa dày hơn. Giúp tăng độ hội tụ của tia sáng, khiến cho hình ảnh tiến về đúng trên võng mạc.
Nguyên nhân gây ra tật cận thị và viễn thị
Cận thị và viễn thị khác nhau ở điểm nào? Đều là tật khúc xạ gây suy giảm thị lực, nhưng hoàn toàn trái ngược nhau về cơ chế hình thành.
Sự khác nhau giữa cận thị và viễn thị bao gồm:
Nguyên nhân | Cận thị | Viễn thị |
Giống nhau | Nếu bố mẹ hoặc người trong gia đình bạn bị cận thị hoặc viễn thị, bạn có khả năng cao bị di truyền tình trạng này.Không bổ sung đủ đủ vitamin và khoáng chất cho mắt, không chăm sóc mắt hàng ngày. | |
Khác nhau | Do trục nhãn cầu dài hơn bình thường, lực khúc xạ lớn. Nhìn gần thường xuyên khiến thủy tinh thể bị phồng lên. Tăng độ cong của giác mạc khiến cho ánh sáng tập trung ở trước võng mạc. Ngồi sai tư thế, tiếp xúc quá gần với ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử. Môi trường làm việc quá sáng hoặc quá tối. Ngồi làm việc, học tập quá lâu mà không cho mắt nghỉ ngơi đủ. | Ánh sáng hội tụ ở sau võng mạc do trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường, hoặc giác mạc bị dẹt, độ cong nhỏ, bị sẹo giác mạc. Quá trình lão hóa do tuổi tác, cơ cấu của mắt có thể bị thay đổi, làm giảm khả năng điều tiết của mắt. Người bị các bệnh lý về võng mạc hoặc mắt có khối u. |
Triệu chứng của tật cận thị và viễn thị
Các triệu chứng chung của tật cận và viễn thị:
- Dễ bị đau, mỏi, khô hoặc chảy nước mắt.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe, gây nhức đầu, đau vai hoặc cổ.
- Bị lo âu, căng thẳng hoặc khó tập trung.
- Thường xuyên phải nheo mắt khi nhìn, gây khó chịu và hiệu suất làm việc kém.
- Mắt nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.
Các triệu chứng riêng biệt của hai tật khúc xạ là:
- Cận thị: Nhìn không rõ các vật ở xa (đọc sách, xem TV ở khoảng cách gần); Mắt có xu hướng quay vào trong.
- Viễn thị: Thấy mờ khi nhìn vật ở gần và cảm thấy đau đầu khi cố gắng nhìn (phải đưa sách ra xa để đọc, sử dụng thiết bị điện tử và xem tivi ở khoảng cách xa); Mắt dễ có xu hướng dịch xa ra ngoài.
Mức độ nguy hiểm của tật cận thị và viễn thị
Cận thị, viễn thị nếu không được điều trị sớm và đúng cách, sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho mắt, sau đây là bảng so sánh mức độ nguy hiểm tăng dần. Độ cận được kí hiệu bằng dấu – (ví dụ: -1D, -2D, …), viễn thị được ký hiệu bằng dấu + (ví dụ: +1D, +2D, …).
Đơn vị: Diop | Cận thị | Viễn thị |
Độ nhẹ | Dưới -3 | Dưới +2 |
Độ trung bình | Từ -3 đến -6 | Từ +2 đến +5 |
Độ nặng | Trên -6 | Trên +5 |
- Mức độ nhẹ: ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, không gây nguy hiểm cho mắt nếu được điều trị kịp thời.
- Mức độ trung bình: Tầm nhìn bị giảm, phải thường xuyên đeo kính hoặc kính áp tròng, nên bị hạn chế trong các hoạt động thể thao như chạy bộ, bơi lội, …
- Mức độ nặng: Mắt yếu dần, dễ bị biến chứng và các bệnh lý nguy hiểm gây mất thị lực vĩnh viễn.
Biến chứng của cận thị và viễn thị nếu không được điều trị
Cận thị, viễn thị là bệnh lý mắt khá phổ biến nên nhiều người vẫn nghĩ chỉ cần đeo kính là có thể giải quyết được. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc kỹ, các tật khúc xạ này có khả năng tăng nặng nhanh, mắt yếu dần và dẫn đến mất thị lực.
Dưới đây là biến chứng thường gặp nhất:
Cận thị: Bong, rách võng mạc, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng,..
Viễn thị: Lác mắt, nhược thị, tổn thương khác ở đáy mắt, …
Xem thêm:
- Cận nặng bị mù không?
- Loạn thị đeo có tăng độ không?
- Nguyên nhân mới đeo kính bị choáng là gì?
- Mắt nhìn bị nhòe do đâu, cách khắc phục
Phương pháp điều trị cận thị và viễn thị hiệu quả
Sau khi hiểu rõ được cận thị và viễn thị khác nhau như thế nào. Người bệnh có thể sử dụng các phương pháp sau để điều trị cận thị, viễn thị hiệu quả, gồm:
Đeo kính gọng, kính áp tròng
Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất, đơn giản và tiết kiệm chi phí. Kính gọng hoặc kính áp tròng có chức năng sửa lại độ cong của giác mạc, giúp ánh sáng hội tụ đúng trên võng mạc.
Để đeo kính gọng hiệu quả, bạn cần kiểm tra độ cận hoặc độ viễn định kỳ (6 tháng – 1 năm). Đến các trung tâm uy tín để được đo độ chính xác bằng bảng đo thị lực chuẩn y khoa. Thử kính trước khi cắt để tránh gây đau nhức mắt, tăng độ.
Kính áp tròng cũng là phương pháp được ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ cao. Có nhiều loại khác nhau, có thể dùng một lần hoặc nhiều lần, thay đổi được màu mắt khi đeo kính. Tuy nhiên, cần phải thay kính thường xuyên nếu không dễ dẫn đến tình trạng kích ứng, nhiễm trùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến giác mạc.
Phẫu thuật LASIK
Đây là phương pháp phẫu thuật có tạo vạt được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay. Cách điều trị này sẽ tạo ra một vạt giác mạc bằng dao vi phẫu. Sau đó dùng tia Laser Excimer để điều chỉnh độ cong của giác mạc, giúp ánh sáng tập trung đúng vào võng mạc. Khi chiếu xong, vạt giác mạc sẽ được đặt lại vị trí ban đầu và tự lành mà không cần khâu.
Thời gian thực hiện khá nhanh, chỉ từ 10 – 15 phút, chi phí cũng thấp hơn so với các phương pháp khác. Phẫu thuật này có thể điều trị cận thị, viễn thị, và loạn thị.
Với người có độ nhẹ và trung bình, sau phẫu thuật có thể nhìn rõ các vật mà không cần đeo kính hay kính áp tròng.
Tuy nhiên, phẫu thuật khúc xạ cũng có một số rủi ro và biến chứng như nhiễm trùng, tăng nhãn áp, hoặc mất thị lực một phần hoặc toàn bộ. Do đó, bạn cần được thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng trước khi quyết định phẫu thuật.
Cách tập luyện mắt để cải thiện cận thị và viễn thị
Tập luyện mắt là việc thực hiện các bài tập đơn giản để kích thích các cơ và dây thần kinh liên quan đến mắt. Giúp mắt hoạt động linh hoạt hơn, tăng cường tuần hoàn máu và oxy, giảm căng thẳng và mỏi mắt hiệu quả.
Tập luyện mắt có thể giúp duy trì hoặc cải thiện tầm nhìn, ngăn ngừa sự tiến triển của cận thị và viễn thị, và phòng ngừa các bệnh khác về mắt như khô mắt, loạn thị, hay đục thủy tinh thể. Một số bài tập đơn giản có thể áp dụng hàng ngày:
- Chớp mắt ít nhất 15 lần trong một phút để duy trì sức khỏe cho mắt. Nếu làm việc với máy tính hay thiết bị điện tử nhiều, bạn nên chớp mắt liên tục trong khoảng 2 phút sau mỗi 20 phút để giảm căng thẳng.
- Rèn luyện khả năng chuyển động của nhãn cầu bằng bài tập liếc mắt theo các hình vuông, hình tròn, hay hình số 8. Thực hiện bài tập này 5 lần cho mỗi hình, và lặp lại 2-3 lần trong ngày.
- Nhắm mắt, thư giãn trong vòng từ 3 – 5 phút trước khi tiếp tục công việc để mắt được nghỉ ngơi.
Bài viết đã giúp bạn hiểu được nguyên nhân gây nên tình trạng cận thị và viễn thị cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả.
Nếu bạn đang gặp vấn đề về mắt, hãy đến Mắt Kính Hàng Hiệu để được các chuyên gia tư vấn, đo mắt miễn phí. Và lựa chọn cho mình kính gọng phù hợp với tình trạng bệnh lý, cải thiện tật khúc xạ hiệu quả và an toàn.
Mắt Kính Hàng Hiệu
Địa chỉ: 335/1A Điện Biên Phủ, P.4, Q.3, Tp.HCM
Điện thoại: 0933 51 5559
Trang web: https://matkinhhanghieu.com