Cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt chi tiết, đơn giản

Học cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt là cách bạn chủ động quan tâm tới sức khỏe của bản thân. Xem ngay bài viết này của Mắt Kính Hàng Hiệu để nắm rõ ý nghĩa của các thông số một cách chính xác nhất.

Cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt

Phiếu khám mắt (toa/đơn kính thuốc) là kết quả đo thị lực thể hiện những thông số chính xác rằng mắt đang gặp phải tật khúc xạ nào. Từ đó, có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho mắt như cần phải sử dụng loại kính nào, độ của kính là bao nhiêu, hoặc có nên điều trị bằng phương pháp phẫu thuật không.

Đọc kết quả đo trên giấy khám mắt

Giấy khám mắt ghi lại thông số về tình trạng bao gồm các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị, … Thông tin về tên, tuổi, giới tính, và các thông số của cả hai bên mắt là mắt phải và mắt trái. 

Kết quả đo mắt được chia làm 2 loại: kết quả khách quan được đo bằng các máy tự động, và kết quả được kỹ thuật viên đánh giá.

cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt
Đọc kết quả đo trên giấy khám mắt

Thông thường bạn thật sự sẽ khó có thể hiểu được mắt đang gặp tình trạng như thế nào, có bị tật khúc xạ nặng hay không mà chỉ được nghe tư vấn qua kỹ thuật viên. Điều này thật sự không quả quan, nhất là với người bị cận lệch, và người bị bệnh lý mắt kết hợp như cận viễn thị, viễn loạn thị, …

Cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt của máy tự động

Bảng kết quả dưới đây là phiếu đo thị lực mắt thông dụng rất nhiều phòng khám, trung tâm khám mắt sử dụng. Cách đọc kết quả đo mắt trên phiếu đo của máy tự động:

cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt
Phiếu đo thị lực hay còn gọi là đơn kính

Độ của mắt phải <R>: 

  • Cận -3.25 (SPH: Độ cầu)
  • Loạn -2.00 (Cyl: Độ loạn
  • Trục 175 (Ax: Trục loạn)

Độ của mắt trái <L>: 

  • Cận -0.75
  • Loạn -3.00
  • Trục 0 (hay 180)

Khoảng cách của đồng tử là 61 mm (PD)

Độ kính kiến nghị -2.25 (S.E)

Số trung bình sau nhiều lần đo (AVG)

Ở thông số <L> (LEFT – ký hiệu mắt trái) và <R> (RIGHT – ký hiệu mắt phải) có sự thay đổi. Một số phòng khám sử dụng <L> và <R>, nhưng một vài bác sĩ hoặc phòng khám sử dụng từ viết tắt là OS (Oculus Sinister – mắt trái) và và OD (Oculus Dexter – mắt phải).

cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt
Đo khúc xạ mắt

Đọc kết quả do kỹ thuật viên, chuyên gia nhãn khoa đo

Để đánh giá tình trạng khúc xạ của mắt, kỹ thuật viên sẽ thực hiện khám khúc xạ theo hai phương pháp: chủ quan và khách quan. Bằng cách dựa vào kết quả của máy đo mắt tự động để thực hiện các bước đo tiếp theo. Bởi vì đôi khi, các thông số đo bằng máy sẽ có sai lệch do hệ điều tiết của mắt.

  • Phương pháp chủ quan dựa trên kinh nghiệm và quy trình của kỹ thuật viên, cùng với sự hỗ trợ của các thiết bị đo. Kỹ thuật viên sẽ thay đổi các lens khác nhau cho đến khi tìm ra lens phù hợp nhất cho mắt của bệnh nhân.  
  • Phương pháp khách quan sử dụng máy soi bóng đồng tử để phân tích ánh sáng phản xạ từ mắt của bệnh nhân. Phương pháp này thường được dùng cho những bệnh nhân là trẻ em hoặc người không biết chữ trong quá trình khám.

Cách đọc kết quả khám mắt từ phiếu khám lão thị do kỹ thuật viên đo:

cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt
Cách đọc kết quả khám mắt từ phiếu khám lão thị do kỹ thuật viên đo

Mắt phải: cận -3.50 (SPH), loạn -0.75 (CYL), trục loạn 175, thị lực sau khi điều chỉnh là 9/10.

Mắt trái: cận -3.50 (SPH), thị lực sau khi điều chỉnh là 9/10.

Những ký hiệu thường gặp trên kết quả đo khúc xạ mắt

Để học cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt, bạn cần nắm được các ký hiệu và ý nghĩa của chúng. Dưới đây là một số ký hiệu thường gặp trên phiếu kết quả:

  • O.D (Oculus Dexter) hoặc <R>: là ký hiệu cho mắt phải. Sau ký hiệu này sẽ là các thông số đo cho mắt phải của bạn.
  • O.S (Oculus Sinister) hoặc <L>: là ký hiệu cho mắt trái. Sau ký hiệu này sẽ là các thông số đo cho mắt trái của bạn.
  • SPH (Sphere): là ký hiệu cho độ cầu của mắt, thể hiện khả năng khúc xạ ánh sáng của thủy tinh thể. Nếu độ cầu có dấu trừ (-) thì có nghĩa là bạn bị cận thị, nếu có dấu cộng (+) thì có nghĩa là bạn bị viễn thị. Đơn vị đo của độ cầu là độ (D).
cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt
Những ký hiệu thường gặp trên kết quả đo khúc xạ mắt
  • CYL (Cylinder): ký hiệu cho độ trụ của mắt, thể hiện sự khác biệt về khả năng khúc xạ ánh sáng giữa hai trục vuông góc của giác mạc. Nếu có độ trụ thì có nghĩa là bạn bị loạn thị. Độ trụ thường có dấu trừ (-) và cũng được đo bằng độ (D).
  • AX/Axis: là ký hiệu cho độ trục của mắt, thể hiện vị trí của trục có khả năng khúc xạ ánh sáng nhỏ nhất của giác mạc. Độ trục chỉ xuất hiện khi bạn có độ trụ và được đo bằng độ góc (°).
  • ADD (Addition): là ký hiệu cho độ cộng thêm vào khi bạn bị lão thị (khó nhìn gần). Độ cộng thường có dấu cộng (+) và được đo bằng độ (D).
  • PD (Pupil Distance): là ký hiệu cho khoảng cách giữa hai đồng tử của hai mắt, giúp cho việc chọn kính chính xác hơn. Khoảng cách này được đo bằng milimet (mm).
  • AVG là số trung bình được tổng hợp lại sau các lần đo. 
  • S.E là số độ kính kiến nghị sử dụng.
  • DIOP hay Độ (Diopters): đơn vị đo lường độ cận, sử dụng trong việc xác định công suất quang học. Diop càng cao thì mức độ cận thị càng nặng.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách đọc kết quả đo khúc xạ mắt. Học cách đọc bảng đo mắt giúp bạn hiểu rõ được tình trạng sức khỏe mắt và lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả.

Nếu cần tư vấn thêm về cách chọn lựa tròng kính, gọng kính và các vấn đề về mắt. Hãy đến Mắt Kính Hàng Hiệu để được đo mắt hoàn toàn miễn phí, tư vấn lựa chọn kính điều trị từ những chuyên gia có tay nghề cao. Ngoài ra, bạn còn được các kỹ thuật viên hướng dẫn chi tiết cách đọc phiếu kết quả khám mắt và các cách sử dụng kính tránh tăng độ hiệu quả.

Mắt Kính Hàng Hiệu

Địa chỉ: 335/1A Điện Biên Phủ, P.4, Q.3, Tp.HCM

Điện thoại: 0933 51 5559

Trang web: https://matkinhhanghieu.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *